dạy của thầy Suzuki Shinichi mà tôi đã nói nhiều từ đầu đến giờ. Trong lớp
học của thầy Suzuki Shinichi, những đứa trẻ được mẹ dẫn đến, ban đầu sẽ
chưa được phép cầm đàn. Trong một thời gian nhất định, nó sẽ phải ngồi im
nhìn những đứa trẻ khác bao gồm cả đứa ít tuổi hơn học. Cứ thế, một thời
gian ngắn sau đứa trẻ cảm thấy dường như mình cũng có thể đánh được như
vậy và muốn được cầm đàn để đánh.
Nhưng kể cả như thế nó vẫn chưa được thầy cho phép cầm đàn, mà nó sẽ phải
tiếp tục nghe băng, đĩa bản nhạc đó, thi thoảng tùy trường hợp sẽ phải học từ
những vấn đề cơ bản như tư thế, cách cầm đàn nhưng bằng cây đàn không
phát ra tiếng. Cứ như thế khoảng 3 – 4 tháng sau, mong muốn được cầm đàn
của đứa trẻ đã lên cao ngút rồi. Và lúc ấy lần đầu tiên, vừa đúng khoảnh khắc
dây cung bị kéo căng vút nhất đó, đứa trẻ được cho phép cầm cây đàn lên
chơi.
Với cách làm này, đứa trẻ sẽ tiến bộ một cách rõ rệt, vì trẻ bắt đầu sau bao
ngày bị dồn nén niềm hứng thú, chứ không phải học chỉ vì sự hứng thú nhất
thời ban đầu. Một trong những bí quyết để những đứa trẻ 2 – 3 tuổi trong lớp
học của thầy Suzuki có thể dễ dàng kéo được bản nhạc khó, mang lại thành
công mà cả thế giới gọi là kỳ tích có lẽ thực ra nằm ở trong phương pháp
giảng dạy lôi kéo được hứng thú như thế này của thầy Suzuki.
59. Biết khéo léo kích thích hứng thú có liên quan đến sự khéo léo trong
cách nuôi dạy
Ở chương trước, tôi đã nói về việc dù đứa bé nhỏ tuổi đến đâu cũng có ý nghĩ
riêng của mình, hứng thú sẽ giống như thuốc kích thích thúc đẩy việc phát
triển năng lực trí tuệ. Tất nhiên, nếu hứng thú của trẻ khác với của mẹ hoặc
người mẹ chỉ coi những thứ mà con có hứng thú là ngốc nghếch và không để
ý đến thì khi đó thuốc kích thích có nguy cơ biến thành thuốc kìm hãm. Một
trong những bí quyết để lôi kéo hứng thú của trẻ mà từ ngày xưa cha ông vẫn
dạy là: “khen hơn chê”. Tuy nhiên, điều này thật ra nói dễ hơn làm, do đó, đòi
hỏi cha mẹ phải vất vả thêm nhiều.
Thực tế, bản thân tôi cũng cảm nhận được mạnh mẽ sự khó khăn của việc
khen so với chê. Trong kinh doanh có từ morale – tinh thần làm việc. Tinh
thần làm việc của nhân viên nằm ở khả năng người lãnh đạo có thể lôi kéo
hứng thú của nhân viên khi công ty gặp vấn đề trì trệ. Khi tôi nói vậy có thể
sẽ nhận được nhiều chỉ trích từ mọi người rằng: “làm sao có thể đồng nhất
hứng thú của người lớn với trẻ em như thế được”, nhưng điểm mấu chốt tôi
muốn nói ở đây là “sự khéo léo gây dựng hứng thú”, kể cả trong nuôi dưỡng
nhân viên, cũng như nuôi dưỡng con cái đều vô cùng quan trọng.
Dù khen hay chê điều quan trọng là ở thứ tự thực hiện. Tùy vào việc bạn khen
rồi mới chê, chê rồi khen, chỉ khen hoặc chỉ chê mà sự ham muốn dành tâm