CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 81

trí vào việc đó của trẻ sẽ có sự khác biệt rất lớn. Ta tạm bỏ qua hai cách sau
không tính đến. Dù biết cách nuôi dưỡng hứng thú ở trẻ là “khen trước chê
sau”, nhưng thông thường các bậc cha mẹ đều mắc khuyết điểm là kiểu gì
cũng chê rồi mới khen.

Về điểm này, điều làm tôi khi nào cũng quan tâm đó là cái tài trong cách
khen, cách chê của thầy Suzuki. Thầy Suzuki dù trong bất kỳ trường hợp nào
cũng dùng cách nói, đầu tiên là khen “Tốt lắm con làm tốt đấy chứ”, và sau
khi khen xong bao giờ cũng nói tiếp “trừ những chỗ chưa tốt thì…”. Với cách
nói này, đứa trẻ sẽ đọng lại ấn tượng rất mạnh về những điểm được thầy khen,
đồng thời dù bị thầy chỉ ra những điểm chưa tốt cũng sẽ chân thành tiếp thu,
và tự mình nỗ lực để khắc phục điểm chưa được đó. Còn cách làm của các
bậc cha mẹ thường là chê hết chỗ này đến chỗ kia, khiến đứa trẻ có ấn tượng
mạnh về việc mình bị chê, nên sau đó cha mẹ có khen đi chăng nữa đứa trẻ
cũng không thể chân thành tiếp thu được cũng là điều đương nhiên. Nói tóm
lại, điều quan trọng là khen trẻ trước hay chê trẻ trước mà thôi.

Thầy Suzuki đã chỉ ra “sự khéo léo” lôi kéo hứng thú của người mẹ sẽ tỉ lệ
thuận với năng lực của đứa trẻ. Thế nhưng hầu hết các bà mẹ thường dễ đặt
cảm xúc lên trước, ít ai có thể kiềm chế để ý đến trọng tâm là lôi kéo hứng thú
của trẻ. Đặc trưng của trẻ nhũ nhi là một khi đã có hứng thú rồi thì sẽ mải mê
chăm chú đến điều đó cho đến khi sở thích đó lớn phồng lên. Các bạn thử một
lần áp dụng phương pháp Suzuki method, hãy khen trẻ thật nhiều thật nhiều
và chỉ để lại duy nhất một điều muốn khiển trách nói cuối cùng xem hiệu quả
thế nào nhé.

60. Từ “ghét” nảy sinh từ những câu nói thiếu trách nhiệm của cha mẹ

Ở các trường mẫu giáo của châu Âu, toilet nào cũng có lắp đặt chỗ rửa mông
bằng nước nóng. Đây là sự tế nhị quan tâm để sao cho các em nhỏ nhỡ may bị
tè dầm, ỉa đùn có thể rửa được, không bị xấu hổ vì sợ bạn bè phát hiện. Nói
“xấu hổ” có lẽ chúng ta nghe như “xấu hổ” bình thường theo cách cảm nhận
của người lớn. Nhưng đối với trẻ con đang tuổi khẳng định bản thân mình,
không gì khiến trẻ nhạy cảm hơn khi bị xấu hổ. Con của một người bạn của
tôi, trước mặt người khác tuyệt đối không đi toilet. Nguyên nhân là vì, lúc 3
tuổi có lần em tè dầm và cha mẹ đã phê bình trước mặt người khác. Có thể
cha mẹ nói mà không có ý gì sâu xa, nhưng những lời nói đó đã thành ám ảnh
đối với đứa trẻ cho đến tận khi bé vào tiểu học, và phải vô cùng vất vả mới
chữa được căn bệnh ghét nhà vệ sinh đó của bé. Những ví dụ như thế này tôi
có thể đưa ra rất nhiều. Để thấy được từ “ghét” của trẻ em hình thành do
những lời nói vô ý của người lớn trong thời kỳ nhũ nhi tuyệt nhiên không
phải là việc hiếm hoi gì.

Tôi cũng được nghe những ví dụ thế này rất nhiều từ anh Doi. Đây là câu
chuyện khi người con trai thứ của anh Doi học vẽ tranh. Từ khi thầy giáo dạy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.