CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 85

Dù là học violon hay nhớ các chữ Hán khó thì thực tế người thực hiện đều là
chính bản thân đứa trẻ. Nói cách khác, chìa khóa của sự tiến bộ nằm trong tay
đứa trẻ, chỉ khi tự đứa trẻ muốn làm thì lúc đó tài năng của trẻ có mới gia
tăng, mới trở thành bàn đạp thúc đẩy trí não phát triển.

Quả thật là trẻ con có bộ não mềm dẻo có thể tiếp thu không phản kháng
những kích thích được cha mẹ mang đến. Nhưng trong khi tiếp nhận vô vàn
kích thích, dần dần sẽ hình thành bộ não không tiếp nhận những thứ mà trẻ
không thích. Việc mang đến những kích thích tốt từ trong vô vàn kích thích là
nhiệm vụ lớn nhất cha mẹ phải hoàn thành. Đồng thời, ở đây tôi muốn nhấn
mạnh là việc dẫn dắt sao cho trẻ thấy hứng thú với kích thích đó và chịu tiếp
nhận cũng là một trong những nhiệm vụ lớn của người mẹ. Vì thế, đôi khi
phải cần đến “sự lừa dối” với ý nghĩa tốt. Giống như việc người mẹ phải kỳ
công tìm mọi cách cho đứa trẻ không thích uống sữa trở nên thích uống sữa,
chính nhờ có sự đầu tư công sức của người mẹ để đứa trẻ chịu tiếp nhận các
kích thích mà người mẹ mang đến mà năng lực của đứa trẻ càng được khai
phá. Sự đầu tư đó ở một mặt nào đó đôi khi chính là “sự lừa dối”, các bạn có
đồng ý với tôi không?

Ví dụ, với đứa trẻ không chịu bú mẹ người mẹ phải cho bé cái núm vú giả để
cho nó làm quen và dần có hứng thú với hình dạng vú mẹ, đó có lẽ cũng là
một kiểu “lừa”. Hôm trước, khi nói chuyện với ông Ogata Yasuo, ông nói
rằng ông thường xuyên được nhờ tư vấn: “Con tôi rất biếng ăn, tôi phải làm
sao đây?”. Đối với những câu hỏi như thế Ogata thường trả lời rằng: “Việc
của cha mẹ không phải là cho con ăn bằng được, mà là làm sao để trẻ thấy
hứng thú với việc ăn uống”. Nếu đã không thích ăn thì dù là trẻ con cũng sẽ
không chịu ăn. Do đó, nhiệm vụ của người mẹ lúc đấy là phải thử thay đổi
cách chế biến, thử chọn nguyên liệu phù hợp hơn, thử bày biện trang trí đẹp
mắt lôi kéo hứng thú hơn, nói chung là làm sao để trẻ thấy thèm ăn. Nếu
người mẹ không chịu cố gắng trong những việc ấy, mà chỉ kêu ca “con tôi …”
thì đó là sự lười biếng của người mẹ, không thể có cách nào khác nữa.

Vốn dĩ từ “lừa” là để nói việc dụ dỗ, dẫn dắt đứa trẻ làm theo ý của mình, cho
nên khi nuôi dạy con có lẽ “lừa” đôi khi lại là yếu tố không thể thiếu được.
Một người mẹ tốt, một người thầy tốt là người biết vận dụng khéo léo sự “lừa
đảo” này hướng được trái tim đứa trẻ theo hướng mà thầy cô và cha mẹ muốn
hướng. Có thể dùng cách nói “lừa” thì nghe như một việc xấu, nhưng nếu là
“lừa” theo nghĩa xấu thì đứa trẻ sẽ nhanh chóng phát hiện ra. Cách làm của
thầy Suzuki mà tôi đã giới thiệu ở phần trước có lẽ cũng được gọi là một kiểu
“lừa”. Nhưng thực ra để đứa trẻ đi theo hướng mình muốn như vậy, thì chắc
chắn đòi hỏi cả kỳ công, đồng thời, cũng nhờ việc biết suy nghĩ mọi việc
đứng trên lập trường của trẻ nữa.

64. “Cùng học” với mẹ sẽ làm tăng hứng thú ở trẻ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.