CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 86

Tôi tiến cử một phương pháp giáo dục trẻ rất hay, vừa không dẫn đến bao bọc
quá, vừa không khiến trẻ bị ỷ lại. Tôi đặt tên cho phương pháp giáo dục đó là
“cùng nhau học tập”. Giống như tên gọi của nó, đây là cách làm mà xem tivi
cũng xem cùng trẻ, trẻ vẽ tranh thì vẽ cùng trẻ. Người đã cho tôi lời gợi ý về
phương pháp này là họa sĩ Nemoto(*), tác giả truyện “Kuri chan”(**) được
đăng nhiều kỳ trên báo Asahi. Tôi đã nhờ họa sĩ Nemoto đến hướng dẫn vẽ
tranh tại Hiệp hội Phát triển Tài năng ấu thơ của tôi. Anh có phương pháp
hướng dẫn rất độc đáo đó là, trong những dịp như triển lãm tranh anh sẽ đồng
thời giao đề tài cho cả người mẹ và đứa trẻ làm thử, mỗi người đều phải tự
mình vẽ bài tập đã được giao. Việc người mẹ giúp con vẽ tranh là điều mà ta
thường gặp, nhưng như thế chỉ khiến đứa trẻ có tính ỷ lại vào mẹ mà thôi,
thành ra nếu không có mẹ giúp đỡ đứa trẻ sẽ không thể làm được gì cả. Đặc
trưng của phương pháp hướng dẫn kiểu anh Nemoto là: nhờ việc mẹ và con
cùng độc lập phải thực hiện một đề bài giống nhau, mà trước tiên sẽ khiến
người mẹ rất hào hứng. Khi người mẹ chăm chú vẽ tranh như vậy, thật kỳ lạ,
điều đó như được truyền sang cho cả đứa trẻ, kể cả những đứa trẻ trước giờ
coi việc vẽ tranh là nhàm chán đi chăng nữa cũng trở nên hứng khởi bắt tay
vào vẽ. Nếu một người rất quan trọng với trẻ là mẹ say mê một điều gì đó, thì
đương nhiên đứa trẻ cũng không thể thờ ơ được. Có lẽ, vóc dáng mẹ đang
chăm chỉ say mê vẽ tranh là sự khích lệ không gì bằng cho đứa trẻ.

(*) Nemoto (1916 – 2002) là một họa sĩ truyện tranh manga của Nhật. Ông
được biết đến là một người yêu động vật, và nổi tiếng với nhiều truyện tranh
về động vật.

(**) “Kuri Chan” là truyện manga nhiều kỳ về nhân vật Kuri Chan, được
đăng liên tiếp trên tờ báo buổi chiều Asahi. Nguyên mẫu nhân vật Kuri Chan
chính là con trai đầu của họa sĩ. Kuri nghĩa là xoăn từng lọn, tên truyện bắt
đầu từ màu tóc xoăn tự nhiên rất dễ thương của con trai Nemoto.

Phương pháp “cùng nhau học tập” mà tôi nói đến cũng tương tự như vậy, dù
là xem tivi, dù là nghe nhạc hay vẽ tranh, bất cứ làm gì mẹ đều hãy cùng làm
với trẻ. Hơn thế nữa, mẹ không cần phải để ý đến trẻ mà cứ hãy làm thật say
mê chăm chỉ. Với ý nghĩa đó, tôi nghĩ gọi phương pháp giáo dục này là “cùng
nhau chăm chỉ” có lẽ cũng chẳng sai. Khác với cách dạy bao bọc quá kĩ hoặc
quá thờ ơ không quan tâm, cách làm này giúp trẻ có thể tự mình nuôi lớn
hứng thú của bản thân.

Theo kinh nghiệm của một giáo viên trường mẫu giáo, khả năng tập trung của
trẻ khi có giáo viên ngồi xem cùng và khi không có giáo viên là rất khác
nhau. Khi giáo viên làm việc khác, để trẻ tự ngồi xem tivi thì chẳng mấy
chốc, sức tập trung của trẻ bắt đầu giảm dần, và kiểu gì bọn trẻ cũng bắt đầu
quay sang cãi cọ hoặc nói qua nói lại với nhau. Chỉ cần cô giáo ngồi xem tivi
một cách chăm chú, người mẹ lắng nghe một cách chăm chú thì độ hứng thú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.