CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 88

Việc người mẹ thích thì con cũng sẽ thích, do đó, kể cả cách làm của trẻ nhìn
có ngốc nghếch thế nào đi nữa, đó cũng là một quá trình trưởng thành của trẻ.
Khuôn mặt ấm áp đầy chở che của người mẹ là lời nói động viên giá trị hơn
bất kỳ lời nói nào khác. Mẹ hãy đặt mình cao hơn một bậc, nhìn con với con
mắt bao dung hơn, sẽ nghĩ được “vì con còn bé nên kiểu như vậy”, và con
chắc chắn sẽ có cảm giác gần gũi “mẹ thật ngây thơ như trẻ con”.

66. Để “bị đói” trẻ mới tự mình học hỏi được

Năm 1976, tôi được mời tham dự hội nghị về giải pháp xóa mù chữ tổ chức ở
Teheran của Iran. Ở đó, tôi đã bày tỏ quan điểm: Nếu sau khi sinh ra, người
lớn không kích thích trẻ thì không bao giờ xóa được nạn mù chữ. Trong cuộc
họp, đại diện của các nước tham gia cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc khi tôi
cho mọi người xem thẻ Talking card mà tôi có giới thiệu ở chương trước.
Những đứa trẻ nghĩ đây là một thứ đồ chơi, và trong quá trình chơi với thẻ, tự
nhiên trẻ nhớ được cả mặt chữ và câu từ. Tuy nhiên, khi cho trẻ nhớ mặt chữ,
nếu chỉ lặp đi lặp lại đơn thuần thì không giữ được hứng thú lâu ở trẻ, do đó,
đòi hỏi phải có những kích thích lôi kéo để trẻ luôn cảm thấy hứng thú. Thẻ
này là công phu làm ra cho mục đích lôi kéo đó, nên nhận được sự quan tâm
đặc biệt từ đại biểu các nước. Kể chuyện này ra thì lại tưởng tôi đang quảng
cáo về mình, nhưng thực ra điều tôi muốn nói ở đây là hình như các bà mẹ
Nhật Bản lại đang mắc phải sai lầm là “quá lôi kéo”. Nói cách khác là, mang
lại cho trẻ quá nhiều.

Ví dụ, về tấm thẻ Talking card này, trường hợp cho 20 em dùng một máy, và
trường hợp mỗi em một máy, hứng thú của trẻ với cái máy ấy sẽ khác nhau.
Trường hợp đầu tiên, do phải chờ đến lượt mình mới được chơi nên đứa trẻ
nào cũng háo hức mong mau chóng được sờ vào máy. Do đó, khi đến lượt thì
đều thật chăm chú sử dụng, và không muốn buông tay ra chút nào. Còn
trường hợp sau, vì lúc nào cũng có thể được sử dụng máy nên sự hứng thú
giảm đi, và dễ thấy là trẻ sẽ chán ngay. Đương nhiên, kết quả cũng cho thấy ở
cách thứ nhất thì trẻ sẽ nhanh nhớ và nhớ được nhiều hơn.

“Lôi kéo quá” mà tôi nói ở đây thể hiện cả trong đồ chơi, dụng cụ học tập hay
cả trong tiếp xúc giữa mẹ và con. Khuyết điểm của các bà mẹ Nhật là cái gì
cũng luôn cho trẻ trước khi trẻ cảm thấy thích và đòi. Không giống như
phương pháp chỉ dạy của thầy Suzuki là phải để trẻ thật thèm muốn, thèm
muốn đến đỉnh điểm rồi mới cho. Tất nhiên, dù là cái gì đi nữa nếu cha mẹ
không cho thì đứa trẻ cũng không thể có được. Nhưng trước khi cho cha mẹ
cần phải suy nghĩ thật kỹ, liệu trong lòng trẻ đã thực sự ở “trạng thái đói”,
thực sự ham muốn điều đó hay chưa. Bởi vì nếu chưa, thì trẻ sẽ không thể tích
cực tự mình học hỏi được. Cụm từ “giáo dục” thường khiến mọi người liên
tưởng mạnh mẽ về việc một người đóng vai trò người dạy mang đến cho một
người đóng vai trò người học cái gì đó, nhưng trong giáo dục cũng có cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.