làm là “không mang cho”. Sức kéo to lớn của giáo dục nằm ở những chỗ chưa
đầy đủ, từ đó khả năng tập trung, nỗ lực mới hình thành. Chỉ khi còn chưa
đầy đủ, con người mới nỗ lực để có được điều còn thiếu, và làm được những
công việc to lớn. Và do đó, ngay cả trẻ con cũng phải được đặt trong “tình
trạng đói” để nếm trải.
Giống như khi bụng no đầy rồi thì không thèm bất cứ thứ gì nữa, trạng thái no
căng cũng làm mất đi nhu cầu muốn được vươn lên trưởng thành của trẻ. Để
lôi kéo được hứng thú của trẻ, việc cha mẹ tạo ra “trạng thái đói nhu cầu”, và
buộc trẻ phải tự mình nghĩ cách để làm đầy nhu cầu đó. Hành động này cũng
có ý nghĩa giáo dục lớn. Một đứa trẻ luôn được bao bọc bởi núi đồ chơi, thì
nó sẽ coi điều đó như là đương nhiên, và khi nhu cầu không được thỏa mãn
cũng không nỗ lực cố gắng để đạt được điều mình muốn, trở thành đứa trẻ
không bao giờ biết tự đi bằng đôi chân của mình. Tôi nghĩ rằng giáo dục Nhật
Bản dường như đã quên mất “không cho” cũng có ý nghĩa giáo dục tương tự
như “cho” vậy.
Quả thật so với việc cho thì không cho có lẽ khó hơn, đòi hỏi người mẹ phải
có được dũng khí để chịu đựng được điều đó. Trẻ muốn đồ chơi thì cho đồ
chơi, muốn được bồng bế thì bồng bế… điều đó quá đơn giản với cha mẹ.
Cụm từ “bao bọc quá” và “nuông chiều”, tuyệt nhiên không phải chỉ để nói về
sự bao bọc và nuông chiều với trẻ con. Không quá khi nói những bậc làm cha
mẹ không có khả năng chịu đựng để chờ cho đến khi con thật sự ở đỉnh điểm
của “trạng thái đói”, thật sự mong muốn, cũng chính là người cha mẹ đã quá
bao bọc chính mình, quá nuông chiều chính mình. Biết rõ nên mang lại cho
con cái gì, tìm cách để con trở nên ham muốn nó, là nhiệm vụ quan trọng của
cha mẹ. Chính điều đó là sự khác biệt so với giáo dục theo phương pháp
Sparta(*) và giáo dục theo chủ nghĩa buông lỏng. Tôi tin tưởng nó thực sự là
cốt lõi của phương pháp giáo dục vì trẻ.
67. Không cho trẻ trải nghiệm cảm giác “không có được thứ mình muốn”
sẽ biến trẻ trở thành “ông hoàng” không có khát vọng gì
Những đứa trẻ thời nay có xu hướng coi mẹ như bạn bè, và không thừa nhận
quyền uy của mẹ. Thậm chí còn coi thường mẹ, ra lệnh cho mẹ, mẹ không
làm theo còn mắng lại mẹ nữa. Những người mẹ đó lại thường hay than thở
“con nhà tôi không chịu nghe lời”, họ không hề để ý rằng trách nhiệm khiến
con thành một đứa không chịu nghe lời đó nằm ở chính bản thân mình. Giống
như tôi đã nói ở phần trước, dù là đứa bé nhỏ tuổi đến thế nào, nếu bị đặt
trong “tình trạng đói nhu cầu” thì tự khắc năng lượng giúp nó nỗ lực đạt được
điều nó muốn sẽ tự nhiên được sản sinh. Còn nếu nhu cầu đó lúc nào cũng
được lấp đầy, được thỏa mãn thì đứa trẻ sẽ quên luôn việc phải nỗ lực, đương
nhiên nó sẽ thể hiện như thể nó là một ông hoàng muốn gì được nấy. Tôi e
rằng, đứa trẻ mà từ khi sinh ra đã muốn gì được nấy khi lớn lên sẽ xuất hiện