CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 90

“3 không” trong tính cách: “không biết thế nào là hạnh phúc”, “không biết nỗ
lực” và “không biết tôn kính cha mẹ”

(*) Phương pháp Sparta: Một phương pháp giáo dục cực đoan của Hi Lạp cổ
đại. Coi trẻ em là vật sở hữu của quốc gia, cha mẹ không được tự do nuôi dạy
con, từ 7 tuổi mọi đứa trẻ sẽ phải tham gia khóa học đặc biệt này, rèn luyện
vô cùng nghiêm khắc về tất cả mọi mặt, đứa trẻ nào không chịu được hoặc bị
ốm đau trong quá trình học sẽ bị giết và đào thải.

.

Con người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đạt được thứ mình muốn nhờ nỗ lực.
Niềm hạnh phúc đó sẽ trở thành đòn bẩy giúp sản sinh mong muốn nỗ lực
hướng tới mục tiêu cao hơn, giúp ta tiến bộ. Từ “giai đoạn khuôn mẫu” đến
thời kỳ nhũ nhi, nếu không cho trẻ được trải nghiệm điều này, trẻ sẽ không
biết đến niềm hạnh phúc khi tự mình hoàn thành được điều gì đó, và dẫn tới
nguy hiểm là trở thành đứa trẻ chỉ biết ỷ lại người khác. Hơn thế nữa, nếu đã
quen với việc được người khác thỏa mãn các nhu cầu, sẽ dẫn đến tính cách
ích kỷ không thừa nhận giá trị của người khác hoặc những việc mình làm.

Dù cùng một thứ nhưng thứ mình phải nỗ lực mới có được với thứ người khác
mang cho, giá trị sẽ khác nhau. Chứng bệnh dù làm gì, hoặc là được người
khác làm cho gì cũng không thấy thỏa mãn thì người lớn hay trẻ em đều
giống nhau. Không ít trường hợp tất cả các nhu cầu đều được thỏa mãn thì
chính bản thân người đó lại không thừa nhận giá trị của những nhu cầu đó,
dẫn đến trạng thái ngược lại là không thỏa mãn nhu cầu. Điều tôi lo ngại nhất
đó là, vì việc này mà người mẹ bị mất đi quyền uy của mình. Hễ nhu cầu
không được thỏa mãn là con thể hiện sự bất mãn đó với người mẹ, người mẹ
lúng túng, sợ con và lại cố gắng tìm cách đáp ứng nhu cầu cho con. Dường
như mọi người hiểu nhầm đấy là vai trò của người mẹ, nhưng điều mà người
mẹ nên làm đó là mang đến cho con mục tiêu và chỉ giúp đỡ để con nỗ lực
giành lấy được điều đó mà thôi!

Chính vì người mẹ có quyền uy nên đứa con mới có thể tiếp tục nỗ lực không
giới hạn để mong muốn đạt đến mục tiêu cao hơn. Một người mẹ mà con
muốn cái gì là cho cái đó sẽ đánh mất “người mẹ uy quyền” rất quan trọng
đối với sự phát triển của đứa trẻ.

68. Cha mẹ làm ngơ trước những câu hỏi “tại sao” sẽ làm mất đi tính
hiếu kỳ của trẻ

Hôm trước, trên nhà hàng tầng thượng của một khách sạn nọ, tôi có nghe
được mẩu đối thoại này của hai mẹ con ngồi bàn bên cạnh, khiến tôi rất quan
tâm. Khi đứa con khoảng 3 tuổi bắt đầu hỏi người mẹ: “Mẹ ơi, tại sao kính lại
trong suốt?”. Người mẹ đã rất tận tình giải thích cho con về nguyên liệu, về
cách chế tạo của kính để con hiểu. Câu trả lời của bà chưa hẳn đã giải thích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.