Trong số những người được gọi là thiên tài trên thế giới, có không ít người bị
xem là dở hơi, kỳ quặc. Những thiên tài thường hễ chăm chú vào một việc gì
đó thì không nhìn thấy việc gì xung quanh nữa, không biết gì về thế giới thực
bên ngoài nữa. Trong số đó, có không ít trường hợp có vấn đề về tính cách.
Khi thử tìm hiểu về thời thơ ấu của những người như vậy, tôi để ý thấy họ đều
có một điểm chung.
Về âm nhạc, ta lấy Bethoven làm ví dụ. Như các bạn đã biết, cha của
Bethoven là nhạc sĩ của Hoàng cung, nhưng là một người nghiện rượu nặng.
Tài năng âm nhạc của Bethoven được cha ông thừa nhận, nên từ 4 tuổi ông đã
bị cha ép vào một chế độ luyện tập rất nghiêm khắc. Trong đầu của người cha
ấy nghĩ rằng, Mozart từ 4 tuổi đã được mọi người công nhận là thiên tài, nên
đến năm 7 tuổi ông đã mở buổi diễn piano trước công chúng, giới thiệu
Bethoven với mọi người. Theo những ghi chép còn lại, gọi sự hướng dẫn của
người cha là cơn cuồng nhiệt của men rượu thì đúng hơn là sự huấn luyện đặc
biệt. Những năm sau này, khi Bethoven phát hiện ra mình bị bệnh về tai cũng
là khi ông trở nên căm ghét con người một cách kinh khủng. Sau khi sáng tác
ca khúc Egmont(*) cho vở bi kịch của Goethe(**), ông viết bức thư tình
mang tên “Tình yêu vĩnh cửu”, nhưng người con gái mà ông đem lòng yêu
thương đã khước từ lời cầu hôn, niềm hi vọng kết hôn tan vỡ, ông ở vậy độc
thân cho đến cuối đời. Cả cuộc đời đầy bất hạnh này của Bethoven chắc chắn
không thể không liên quan đến những ảnh hưởng xấu của người cha trong
thuở thiếu thời.
(*) Egmont là ca khúc mở màn cho vở bi kịch cùng tên của Goethe, đây cũng
là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Beethoven. Vở bi kịch được
viết năm 1787 dựa trên cơ sở những sự kiện lịch sử có thật vào thời kỳ Tây
Ban Nha chiếm đóng nước Hà Lan.
(**) Goethe (1749 – 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền
văn chương thế giới, ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, viết tiểu thuyết, nhà
khoa học, họa sĩ của Đức.
Trường hợp của nhà toán học vĩ đại Pascal – người đã viết tác phẩm “Pensées
– Tư tưởng cho thời đại mới của chúng ta”(*) cũng có những phiến diện trong
tính cách với cùng một nguyên nhân như Bethoven. Những sự thực này đã
dạy cho tôi biết, đối với những đứa trẻ đang trải qua thời kỳ khuôn mẫu, sự ép
buộc thái quá sẽ là nguyên nhân dẫn đến cong vênh trong tính cách của trẻ.
Trong tác phẩm này, tôi cũng luôn chủ trương hãy mang đến cho trẻ nhiều
kích thích trong thời kỳ khuôn mẫu, tuy vậy, vẫn đòi hỏi các bậc cha mẹ quan
sát kỹ sự phát triển của trẻ, dù là nhồi ép đi nữa thì cũng ở mức độ không ép
buộc thái quá với trẻ. Ở một ý nghĩa nào đó, trong thời kỳ khuôn mẫu này
cách mang các kích thích có tính động vật, máy móc đi chăng nữa trẻ vẫn dễ
dàng tiếp nhận được, tuy nhiên, trên tiền đề là: trẻ tiếp nhận nó trong trạng