CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 94

có được. Để hoàn thành được dự án được đưa cho, trẻ em sẽ loại bỏ hết những
khó khăn, những quan niệm cố hữu, và sẽ xây một lâu đài mà nếu không phải
là trẻ thì không thể làm được. Không khó để tưởng tượng được, quá trình đó
sẽ kích thích hoạt động trí não của trẻ, làm trẻ phát triển. Nếu người mẹ chỉ
dẫn quá trình suy nghĩ quan trọng đó, thì trẻ sẽ không có được trải nghiệm,
không tìm cách vượt khó, tìm cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Và dù về
thể chất trẻ có phát triển thế nào đi nữa, vẫn có nguy cơ trở thành một con
robot không thể làm được gì nếu không có chỉ thị của mẹ mà thôi.

Nhà văn Pháp Anatole France(*) đã để lại câu châm ngôn: “Điều cần thiết đối
với tương lai của một đứa trẻ là âm nhạc tốt, bầu không khí trong lành, và sữa
bò chất lượng”. “Âm nhạc tốt” chính là project mà tôi nhắc đến ở trên. Trong
từ project có bao hàm ý “phản chiếu”, do đó sự trưởng thành của đứa trẻ quả
thật là kết quả phản chiếu của người mẹ đối với đứa trẻ.

71. Trong việc học hỏi, không phải lúc nào cũng cần “nghiêm túc”

Người Nhật thường được đánh giá là “dân tộc căng thẳng”. Kể cả là khi làm
việc hay khi uống rượu, không cùng một cảm giác căng thẳng giống nhau thì
không được. Người nước ngoài nhìn vào thường cảm thấy kỳ lạ không hiểu là
người Nhật thư giãn bao giờ và ở đâu nữa, điều này đặc biệt thể hiện rõ trong
giới kinh doanh và giới giáo dục.

Trong giới kinh doanh, cảm giác căng thẳng đó nói theo cách dễ hiểu là “sự
nghiêm túc” – làm gì cũng muốn làm thật hoàn hảo, ở mặt nào đó điều này là
nguồn động lực để kéo Nhật trở thành cường quốc kinh tế như ngày nay.

(*) Anatole France (1844 – 1924) là nhà văn Pháp đoạt giải Nobel Văn học
năm 1921.

Trong giới giáo dục, người Nhật luôn đòi hỏi sự nghiêm túc trong học tập,
giống như câu nói cửa miệng đặc trưng của mọi người Nhật: “Hãy học tập
nghiêm túc đi”. Chủ nghĩa “đọc sách là phải ngồi ngay ngắn vào bàn để sách
ngay ngắn trên bàn, kể cả không hiểu thì đọc 100 lần sẽ hiểu” phản ánh sâu
sắc cho điều đó. Câu: “Lùi 3 trượng để không dẫm lên bóng của thầy” có lẽ
giới trẻ ngày nay nghe cũng không thể hiểu được, nhưng đâu đó vẫn bắt gặp
cảnh “học sinh gương mẫu” chăm chú nghe giảng, ghi chép đầy đủ. Sự
nghiêm túc đấy thể hiện rõ nhất ở những “bà mẹ giáo dục”. Để con có thể
nghiêm túc học tập, họ hi sinh hết tất cả, loại bỏ tất cả những thứ bị coi là có
hại cho việc học tập nghiêm túc của con, và dồn hết vào “sự nghiêm túc”
trong giáo dục cho đứa trẻ. Vì “người mẹ nghiêm túc” sẽ đòi hỏi “sự nghiêm
túc” ở con nên sự nghiêm túc càng lúc càng tăng lên, dẫn đến bi kịch một lúc
nào đó một trong hai phía không chịu được nhiệt và bị loại khỏi đường đua.

Để mỉa mai một cách hài hước cho điều này, nhà văn Shiroyama Saburo(*) đã
cho ra đời tiểu thuyết thi cử “Các chiến sĩ chân thành”(**) (nhà xuất bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.