Shincho). Tấm bi kịch của những đứa trẻ bị đem vào cuộc cạnh tranh thi cử từ
khi chưa chào đời do sự bảo thủ của những bà mẹ. Tác phẩm giúp người đọc
có cái nhìn kỹ hơn về bi kịch của những người mẹ và những đứa trẻ bị cuốn
quá sâu vào quan niệm nghiêm túc trong học tập. Liệu “sự nghiêm túc” có
phải là điều kiện nhất định cần phải có trong giáo dục không?
(*) Ahiroyama Saburo (1927 – 2007) sinh ra tại Nagoya, là một tiểu thuyết
gia về kinh tế của Nhật.
(**) Tác phẩm nói về chiến lược của một bà mẹ Nhật cho con vào bằng được
Đại học Tokyo. Đây là chủ đề nóng thời kỳ đó.
“Hãy học tập nghiêm túc”, “hãy chơi hết mình”, ở Nhật dường như hai khái
niệm học và chơi bị tách biệt hoàn toàn với nhau. Nhưng theo tôi, không nên
kẻ ranh giới rạch ròi phân biệt học và chơi. Ví dụ, khi đưa đồ cho trẻ cha mẹ
thường phân biệt đồ chơi với dụng cụ giáo dục, nhưng đối với đứa trẻ, chúng
chẳng khác gì nhau. Đối với trẻ, những thứ hứng thú là dụng cụ học tập. Chơi
mà học, học mà chơi đó mới chính là giáo dục thực sự, nhờ vậy, những tri
thức mà trẻ nhận được từ đó mới trở thành vốn liếng của trẻ.
Về thẻ Talking card mà tôi đã giới thiệu ở phần trước cũng đơn thuần chỉ là
một loại đồ chơi kiểu mới của trẻ mà thôi. Chỉ cần trẻ có thể thoải mái chơi
thì 1 giờ cũng được, 2 giờ cũng được, trẻ sẽ tự nhiên nhớ được mặt chữ, trau
dồi cho mình phát âm tiếng Anh đúng. Với ý nghĩa đó, người hiểu đúng bản
chất thực sự của thẻ có lẽ chính là những đứa trẻ. Nếu nhìn lại quá khứ sẽ
thấy, dù là cung tên hay bảng viết chữ, đồ chơi cũng là công cụ giáo dục, tất
cả đều mang những bối cảnh văn hóa, lịch sử riêng trong mình. Điều đó cũng
có nghĩa là nếu trong việc chơi không cần thiết phải đòi hỏi sự nghiêm túc, thì
trong học tập cũng đâu cần thiết phải có sự nghiêm túc. Nếu nghiêm túc chơi
thì có thể trở thành việc học hành thật sự. Nếu không còn ý thức rằng chơi với
nghiêm túc là hai khái niệm trái ngược, thì trẻ sẽ được tự do chơi, được tự do
tiến bộ, nhờ đó cha mẹ cũng không cần thiết phải hi sinh cuộc sống của riêng
mình, và không cần thiết phải ép mình rằng khi dạy trẻ là phải nghiêm túc
nữa.
Phần sau của “Những chiến sĩ chân thành”, Shiroyama đã viết như sau về cảm
tưởng sau khi đọc tiểu thuyết “Buổi sáng tràn đầy của Mỹ”. “Đây là câu
chuyện về hai vợ chồng trung niên có một đứa con trai. Chưa nói đến người
chồng, riêng người vợ đối với con rất thờ ơ, đúng hơn là cao ngạo. Cuộc sống
của những người mẹ Mỹ chỉ xoay quanh việc giao lưu ngoại giao, chơi golf,
đi du lịch… Bất kể con đang bị bệnh về tinh thần đi nữa, thì vẫn một mình đi
du lịch được. Kiểu mẫu phụ nữ này thật khác với kiểu người vợ chịu thương
chịu khó đang trở thành đề tài ở Nhật gần đây. Những người phụ nữ Mỹ này
kể cả với con mình cũng tiếp xúc với tư cách là một cá nhân. Con thì con, họ
vẫn luôn tìm ý nghĩa sống trong những người bạn hay trong thể thao. Đây