CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 97

leo lên đó, người ta cho tiếp hai em học sinh lên ở hai đầu cột. Sau đó, bảo
với các em : “Như thế này nghĩa là 7 nhé”. Với cách làm này, kể cả học sinh
không hiểu khái niệm số 7 đi nữa, vẫn tưởng tượng được trực tiếp việc có
thêm người leo lên là ý nghĩa “số” tăng lên, dần dần các em sẽ hiểu được cả
việc cứ từng người leo lên thì “số” cũng thay đổi theo từng số lượng người
đó.

Quan niệm “trẻ con thì chưa thể hiểu được các khái niệm trừu tượng” chẳng
qua chỉ là sự tự kiêu nhầm lẫn của những học giả còn thiếu đầu tư trong cách
dạy trẻ mà thôi. Điều mà chúng ta phải học trong phương pháp chỉ đạo của
trường mẫu giáo trên đó là quan điểm, dù là vấn đề gì đi nữa, trẻ đều có thể
nắm được với tư cách là một khuôn mẫu, việc chúng ta cần làm là đầu tư để
tạo ra được niềm hứng thú cho trẻ tham gia.

73. Những đồ chơi không “mở rộng” ra được sẽ không giúp phát huy trí
tuệ của trẻ

Có một trò chơi từ ngày xưa mà bất cứ đứa trẻ con nào trên thế giới đều yêu
thích đó là trò “xếp hình bằng gỗ”. Bởi vì trò chơi này tùy vào cách xếp mà có
thể tạo ra được vô vàn không gian mới, do đó, kích thích được mong muốn
sáng tạo của trẻ. Ông Tanaka của Hội Nghiên cứu Giáo dục thiên tài cũng
nhấn mạnh vào đặc trưng của trò chơi này: “Trò xếp hình bằng gỗ có những
quy tắc về hình dạng, vật lý riêng, nhưng ngược lại chính vì thế giúp sản sinh
ra khả năng sáng tạo vô hạn”.

Ở quầy bán đồ chơi của các cửa hàng bách hóa, bày la liệt từ ô tô, xe lửa, búp
bê cho tới những đồ chơi cao cấp như ôtô điều khiển từ xa. Ở những chỗ đó sẽ
luôn có hàng đám trẻ con tập trung say mê, mắt sáng hấp háy bị cuốn hút vào
các trò chơi. Tuy nhiên, những đứa trẻ được mẹ dẫn đến đó, thường do bị
cuốn đi bởi cơn lũ đồ chơi, nên không thể nào tìm ra được một thứ nào mình
thực sự ưng ý và cuối cùng là phó mặc cho sự lựa chọn của mẹ. Kết cục, món
đồ chơi mà cha mẹ phải vất vả làm việc mới mua được nhưng đem về nhà chỉ
chơi vài lần là trẻ chán, tâm huyết của người mẹ thành bong bóng, không ít bà
mẹ phải than thở “hình như con tôi cái gì cũng nhanh chán”. Nguyên nhân vì,
những thứ đồ chơi đó đã hoàn chỉnh rồi, dù ban đầu có thu hút đứa trẻ mạnh
mẽ, nhưng chỗ trống để bản thân trẻ tham gia không còn mấy nữa, khiến trẻ
không thể phát huy trí tưởng tượng được, nên chẳng mấy chốc mà trẻ mất đi
hứng thú. Nói cách khác, những đồ chơi đã hoàn chỉnh sẽ không có “phát
hiện”, không có chỗ để trẻ tự do phát huy trí tưởng tượng, nên hứng thú của
trẻ không thể cởi mở hơn được. Những đứa trẻ chán ngay với những món đồ
chơi đắt tiền nhưng lại lăn lê bò toài để chơi với những hòn sỏi, mẩu cây có lẽ
cũng là vì trẻ có thể tự do tham gia, trí tưởng tượng được thỏa thích bay bổng,
có thể tùy thích sáng tạo ra những không gian thứ hai, thứ ba được.

Nếu nói ở đồ chơi cũng có ý nghĩa mang tính giáo dục thì tôi nghĩ nó nằm ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.