việc có thể cho trẻ trải nghiệm được việc phát minh ra những cái mới, có thể
cho trẻ huy động trí tưởng tượng. Ngược lại, dụng cụ giáo dục mà lại không
mang được những ý nghĩa này thì cũng đơn thuần chỉ là máy móc, đối với
đứa trẻ nó cũng chỉ giống như món đồ chơi đã hoàn chỉnh ở trên mà thôi.
Đồ chơi vốn dĩ không phải chỉ là thứ đem cho trẻ giết thời gian rỗi, mà chắc
chắn nó luôn mang cả mặt có tính giáo dục nữa. Không cần thiết tách biệt đồ
chơi và thiết bị giáo dục, nếu nó có thể phát huy được khả năng tưởng tượng
của trẻ, nhờ đó mà giúp trẻ có được trải nghiệm phát minh ra những thứ mới,
thì dù là một mẩu cây cũng có thể nói là một thiết bị giáo dục tuyệt vời được.
Thông qua trải nghiệm đó, tri thức của trẻ tự nhiên sẽ được phát triển lên một
cách phong phú. Món đồ chơi trẻ không thể tự do phát triển trò chơi ra được
theo ý mình thì có thể nói tự bản thân nó đã mất đi chức năng vốn dĩ mà nó
phải có rồi.
74. Suy nghĩ cách xử lý một trò chơi là việc của con, không phải của cha
mẹ
Đối với trẻ việc chơi đùa có ý nghĩa cần thiết để hình thành nên con người,
thúc đẩy sự trưởng thành của tâm hồn. Tùy vào cách cha mẹ tham gia vào
những trò chơi đó mà ý nghĩa của trò chơi bị mất đi hay là nơi đó trở thành
môi trường giáo dục tuyệt vời, do đó, cha mẹ cần phải lưu ý sâu sắc khi tham
gia vào chỗ chơi của trẻ. Dù nói thế nhưng không có nghĩa cha mẹ nên can
thiệp vào trò chơi của trẻ. Điều tôi muốn nói đúng hơn là ngược lại, người mẹ
nên suy nghĩ ý nghĩa trò chơi của trẻ, và không bó buộc sự tự do của trẻ trong
cách chơi.
Đa số các bậc cha mẹ khi mua cho con một món đồ chơi gì, mà thấy con
không chơi theo như cách của hướng dẫn sử dụng ghi thì thường không bằng
lòng, nhưng thực ra vai trò của cha mẹ đã xong ở hành động mua cho trẻ đồ
chơi rồi, còn sau đó trẻ muốn chơi theo cách nào thì nên để trẻ tự do theo ý
trẻ. Chính nhờ việc phải suy nghĩ xem phải chơi món đồ chơi theo cách như
thế nào mà thông qua trò chơi đó tính tự chủ của trẻ có thể triển khai được.
Phu nhân Heartwood, người đã viết tác phẩm “Chỗ vui chơi của thành phố”
cũng khuyên cha mẹ không nên can thiệp sâu vào quá trình vui chơi bởi vì
“nếu cơ hội để giáo dục bản thân mà trẻ có thể có được thông qua các trò chơi
mà bị mất đi thì đồng nghĩa sự tự tin, nhu cầu hành động dựa vào năng lực
của bản thân cũng sẽ mất đi”.
Giống như phần trước tôi đã nói, trẻ em thông qua việc tham gia vào các trò
chơi bằng ý chí của mình, sẽ học được thế nào là “sự tự tin”, thế nào là “nhu
cầu dựa vào năng lực bản thân”. Nếu cha mẹ quản lý đến cả quá trình và mục
tiêu của trò chơi thì trẻ sẽ mất đi quyền được tự do lựa chọn, dẫn đến kết quả
là “trẻ bị trò chơi chơi” chứ không phải là “trẻ chơi trò chơi” nữa. Do đó, điều
mà tôi muốn các bậc cha mẹ quan tâm hơn nữa chính là dựa trên việc đã hiểu