CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 84

thành phản ứng ngay với những lời nói vui sướng này của cha mẹ, và chắc
chắn cũng sẽ cảm nhận được niềm vui trong những việc mình đã làm đó.

Đúng là lời khen có tác dụng kích thích lòng ham muốn của trẻ, nhưng nếu để
lời khen đó thành lời nịnh thì nó sẽ phản tác dụng. Tôi nghĩ rằng việc bản
thân người mẹ thật lòng cảm thấy hạnh phúc, thật lòng vui sướng “Tuyệt quá!
Con đã làm được rồi!” chính là “đánh giá” chính xác nhất đối với việc đứa trẻ
làm rồi.

Trong việc lôi kéo hứng thú của trẻ, thầy Suzuki cũng tuyệt nhiên không bao
giờ đánh giá học trò bằng những câu “Giỏi đấy!”, “Kém quá!”. Thầy chỉ luôn
nói một cách vui sướng với những học sinh vừa chơi xong bản nhạc “Em đã
rất cố gắng, rất cố gắng”. Khi nghe vậy những đứa trẻ sẽ cảm thấy vô cùng
vui sướng, lúc đó thầy tự mình làm mẫu và nói “Em có kéo được theo như thế
này không nhỉ?”, và một cách tự nhiên chỉ dẫn cho học sinh tự mình kéo
được. Những đứa trẻ đó sẽ dồn tâm huyết vào violon, và tự nhiên điểm chưa
tốt được sửa, có thể biểu diễn được chính xác.

Một ngày nọ, có một bà mẹ khi nhìn thầy Suzuki chỉ dẫn cho học trò đã hỏi
thầy câu thế này: “Thầy lúc nào cũng nói không được nịnh trẻ con. Vậy sao
cháu nó chơi dở như thế mà thầy vẫn khen? Chẳng phải là dù là nói dối đi nữa
thì lời khen cũng cần thiết đó sao?”. Thầy Suzuki đã trả lời thế này: “Lời tôi
nói tuyệt nhiên không phải là nói dối. Có nhiều trẻ khi bảo biểu diễn, thì khó
chịu và không làm, nhưng con chị đã chân thành biểu diễn cho tôi xem. Bởi
vậy, tôi thật lòng vui sướng, nên mới nói em đã cố gắng, chứ tôi đâu có khen
em chơi hay. Từ trước đến nay, hễ em chơi thì bị chê chơi đàn dở đúng không.
Khi được tôi động viên em đã rất cố gắng, em rất ngạc nhiên, phấn khởi và
cảm thấy thêm hứng thú hơn nữa với việc chơi violon. Để không làm mất đi
hứng thú của trẻ thì trước tiên chúng ta không được làm tổn thương trái tim
chúng”.

Dù đều là khen đi chăng nữa, nhưng khen chính bản thân việc em đã làm và
khen kết quả em đã làm là hai vấn đề khác nhau rất lớn. Những người mẹ
thường có cách nghĩ hạn hẹp là thôi cứ khen kết quả bé đã làm là được, nhưng
cái mà mẹ cần dành lời khen tặng là bản thân việc bé đã làm. Nếu chỉ khen
kết quả đương nhiên trong lời khen sẽ bao hàm cả đánh giá của mẹ nữa, do
vậy, một lúc nào đó, đứa trẻ sẽ coi việc được khen là mục đích, luôn bận tâm
đến đánh giá của người khác như thế nào. Còn vui sướng với việc con đã làm
và thành tâm khen điều đó là việc vô cùng đơn giản mà bất cứ người cha
người mẹ nào, đối với bất cứ đứa trẻ nào cũng đều có thể làm được. Tôi nghĩ
một trong những vấn đề trong giáo dục ở nhà trường hiện nay đó là vẫn giữ
“chủ nghĩa đánh giá” này.

63. Đôi khi, để lôi kéo hứng thú ở trẻ, cha mẹ cũng cần phải “giả vờ”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.