Trong lịch sử, sự khác biệt giữa các lực lượng quân sự này được xem là
điều tất yếu, ngành không gian vũ trụ và phòng thủ được chia thành ba bộ
phận tách biệt. Dự án sản xuất máy bay cường kích (JSF) là một thách thức
mới với những thông lệ trong ngành. Dự án này hướng tới việc khai thác cả
ba lực lượng quân sự trên, tạo nên một thị trường mới cho loại máy bay
chiến đấu giá thấp, hoạt động tốt. Thay vì chấp nhận sự phân đoạn thị
trường hiện tại và phát triển những sản phẩm theo những yêu cầu khác biệt
về thông số kỹ thuật và tính năng của từng lực lượng quân sự, dự án JSF đã
tìm kiếm những yêu cầu chung của cả ba lực lượng, những yếu tố trước đây
ít được xem xét đến.
Nhóm dự án đã phát hiện ra rằng hai yếu tố cấu thành nên chi phí cao
nhất khi sản xuất máy bay của ba nhóm này là: phần mềm ứng dụng trong
hàng không và động cơ. Việc sản xuất chung phần mềm và động cơ cho cả
lực lượng sẽ giúp giảm chi phí một cách đáng kể. Thêm vào đó, mặc dù
mỗi lực lượng lại có nhiều yêu cầu riêng nhưng máy bay họ đều thực hiện
những nhiệm vụ giống nhau.
Nhóm dự án JSF tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
máy bay của từng lực lượng quân sự. Thật thú vị khi kết quả cho thấy số
các yếu tố này không nhiều. Lực lượng hải quân quan tâm đến hai yếu tố
chính: độ bền và khả năng bảo trì. Do máy bay của lực lượng hài quân tập
trung tại hàng không mẫu hạm cách hàng ngàn dặm so với điểm bảo dưỡng
máy bay gần nhất, họ cần loại máy bay dễ bảo dưỡng và có độ bền cao để
có thể chịu được lực va đập khi hạ cánh cũng như việc tiếp xúc thường
xuyên với muối biển. Tuy nhiên, lực lượng hải quân lo ngại rằng yêu cầu
của họ khác với yêu cầu của thuỷ quân và không quân nên họ đã đặt mua
máy bay riêng.