Yếu tố thứ ba - chi phí - sẽ giúp chúng ta đảm bảo khía cạnh lợi nhuận
của mô hình đó. Liệu bạn có thể sản xuất sản phẩm, dịch vụ của mình với
một mức chi phí hợp lý mà vẫn thu được một mức lợi nhuận lành mạnh?
Liệu bạn sẽ vẫn có được lợi nhuận khi bán ở mức giá chiến lược hay không
- mức giá mà số đông người mua sẵn sàng chấp nhật? Bạn không nên để
chi phí làm ảnh hưởng đến việc định giá. Bạn cũng không nên thu hẹp đặc
tính sử dụng của sản phẩm, dịch vụ để giảm chi phí trong trường hợp chi
phí cao khiến bạn không thể thu được lợi nhuận khi bán ở mức giá chiến
lược.
Khi không thể đạt được mức chi phí mục tiêu, bạn phải hoặc là từ bỏ ý
tường đại dương xanh vì nó không đem lại lợi nhuận, hoặc là cải tiến mô
hình kinh doanh để đạt được mức chi phí mục tiêu. Yếu tố chi phí trong mô
hình kinh doanh đảm bảo cho mô hình đó tạo ra một bước đột phá về mặt
giá trị cho công ty đó dưới dạng lợi nhuận, nó bằng với mức giá bán trừ đi
chi phí sản xuất. Chính sự kết hợp của đặc tính sử dụng đặc biệt, việc định
giá chiến lược và mức chi phí mục tiêu sẽ cho phép công ty có được sự đổi
mới về giá trị, một đột phá về giá trị cho cả công ty lẫn người mua.
Bước cuối cùng để cập những trở ngại về sự chấp nhận. Đâu là những trở
ngại khi triển khai ý tưởng của bạn. Bạn đã chú ý đến những điều này một
cách nghiêm túc chưa? Chiến lược đại dương xanh chỉ hình thành hoàn
toàn khi ngay từ đầu, bạn đã chú ý một cách nghiêm túc đến những trở ngại
về việc chấp nhận để đảm bảo rằng ý tưởng của mình có thể được hiện thực
hoá thành công. Có thể nêu một ví dụ về trở ngại này, đó là khi những
người bán lẻ hoặc các đối tác kinh doanh của bạn không chấp nhận ý tưởng
đó. Và bởi vì các chiến lược đại dương xanh thể hiện một bước chuyển
đáng kể so với đại dương đỏ nên việc tính tới những trở ngại đối với khả
năng sản phẩm được chấp nhận có ý nghĩa vô cùng quan trọng.