trọng điểm (niche market) và thiên đường cho độc quyền sẽ biến mất.
Trong khi lượng cung tăng và cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh mẽ thì
lượng cầu trên toàn thế giới vẫn không có dấu hiệu gia tăng rõ ràng, thậm
chí những số liệu thống kê còn cho thấy tại nhiều thị trường phát triển, số
lượng người tiêu dùng còn đang giảm dần.
Kết quả là việc thương mại hoá sản phẩm và dịch vụ được đẩy nhanh,
làm cuộc chiến về giá ngày càng tăng, lợi nhuận bị thu hẹp. Những nghiên
cứu gần đây trên phạm vi toàn ngành của các nhãn hiệu lớn ở Hoa Kỳ đã
khẳng định xu hướng này. Người ta nhận thấy rằng đối với những sản phẩm
và dịch vụ quan trọng, các nhãn hiệu có xu hướng ít khác biệt hơn, vì thế
càng ngày người ta càng lựa chọn mua hàng hoá dựa trên giá cả. Mọi người
không còn đòi hỏi rằng loại bột giặt họ mua phải là Tide như trước đây. Họ
cũng không nhất thiết trung thành với kem đánh răng Colgate khi loại Crest
được bán trên thị trường và ngược lại. Trong những ngành có quá nhiều
nhà cung cấp, việc khác biệt hoá nhãn hiệu trở nên khó khăn hơn, cả trong
những giai đoạn kinh tế phát triển lẫn những giai đoạn suy thoái.
Tất cả nhưng điều này cho thấy môi trường kinh doanh, nơi những chiến
lược và phương pháp quản lý đã từng phát triển, đang dần biến mất. Khi
cạnh tranh trong đại dương đỏ ngày càng tàn khốc, hoạt động quản lý sẽ
cần quan tâm nhiều hơn đến đại dương xanh - phương pháp mà đội ngũ
quản lý hiện nay vẫn chưa quen sử dụng.
Từ Công ty và Ngành đến Hành động chiến lược
Làm thế nào một công ty có thể thoát ra khỏi đại dương đỏ trong đó sự
cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt? Liệu có một cách tiếp cận có hệ