Watson con nhận thấy vai trò của máy tính điện tử trong việc kinh doanh và
đã xúc tiến đẩy nhanh việc đáp ứng nhu cầu này.
Năm 1953, IBM đưa ra loại máy IBM 650, một chiếc máy tính cỡ trung
bình cho doanh nghiệp. Nhận thấy rằng nếu các doanh nghiệp sử dụng máy
tính điện tử, họ sẽ không cần một chiếc máy phức tạp và sẽ chỉ mua với giá
tiền tương ứng với những tính năng họ cần. IBM đã sản xuất loại máy IBM
650 đơn giản hơn và có cấu hình thấp hơn chiếc UNIVAC. IBM ấn định giá
bán chỉ ở mức 200 ngàn đô la, trong khi UNIVAC được bán với giá 1 triệu
đô la. Kết quả là, đến cuối những năm 1950, IBM đã chiếm được 85% thị
phần trên thị trường máy tính cho doanh nghiệp. Từ năm 1952 đến năm
1959 doanh thu tăng gần gấp ba, từ 412 triệu đô la lên 1.16 tỷ đô la.
IBM mở rộng đại dương xanh thêm nữa vào năm 1964, với việc đưa ra
loại máy System/360, dòng máy tính lớn đầu tiên sử dụng phần mềm, thiết
bị ngoại vi và các gói dịch vụ có thể hoán đổi. Đó là một bước đi táo bạo
với điểm xuất phát là máy tính lớn, nguyên khối. Sau đó, vào năm 1969,
IBM đã thay đổi phương thức bán máy tính. Thay vì chào bán phần cứng,
dịch vụ và phần mềm chung. IBM tách riêng từng yếu tố và bán riêng rẽ.
Việc tách riêng này hình thành nên ngành dịch vụ và phần mềm trị giá hàng
tỷ đô la. Ngày nay, IBM là công ty cung cấp dịch vụ máy tính lớn nhất thế
giới, đồng thời cũng là nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.
Máy tính cá nhân
Ngành công nghiệp máy tính tiếp tục quá trình phát triển trong những
thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX. IBM, Digital Equipment Corporation
(DEC), Sperry và những công ty khác mới nhảy vào ngành máy tính đã mở