Như được mô tả trong hình 1-2, đại dương xanh được hình thành nhờ
việc giảm chi phí đồng thời tăng giá trị cho người mua. Đó là cách thức gia
tăng giá trị cho cả công ty lẫn khách hàng. Giá trị khách hàng nhận dược sẽ
được hình thành từ giá trị sử dụng của hàng hoá và khoản tiền bỏ ra để mua
hàng hoá đó còn giá trị công ty nhận được sẽ được hình thành từ giá bán
hàng hoá và cơ cấu chi phí. Do đó, sự đổi mới giá trị chỉ đạt được khi toàn
bộ hệ thống các hoạt động liên quan đến giá trị sử dụng, giá cả và chi phí
trong công ty có sự tương xứng. Cách tiếp cận hệ thống một cách tổng thể
trong việc hình thành đại dương xanh đã tạo nên tính ổn định cho chiến
lược này.
Trái lại, đổi mới sản xuất có thể thực hiện ở cấp độ hệ thống phụ mà
không ảnh hưởng đến chiến lược chung của công ty. Chẳng hạn, sự đổi mới
trong quy trình sản xuất có thể là yếu tố làm giảm cơ cấu chi phí, hỗ trợ cho
chiến lược dẫn đầu về chi phí công ty đang theo đuổi nhưng không làm
thay đổi giá trị sử dụng của sản phẩm. Mặc dù những đổi mới thuộc dạng
này có thể giúp công ty duy trì, thậm chí nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị
trường, nhưng hiếm khi tạo ra được một đại dương xanh với khoảng thị
trường mới.
Theo nghĩa này, đổi mới giá trị không chỉ dừng lại ở sự đổi mới. Nó là
chiến lược bao quát toàn bộ các hoạt động của một công ty. Để có được sự
đổi mới giá trị, các công ty phải hướng toàn bộ hệ thống tới một mục tiêu,
đó là sự đột biến về giá trị cho cả người mua và chính bản thân công ty.
Nếu thiếu cách tiếp cận tổng thể như vậy, sự đổi mới sẽ không gắn liền với
trọng tâm của chiến lược. Hình 1-3 phác thảo những đặc điểm chính của
chiến lược đại dương đỏ và đại dương xanh.
Hình 1-3