sự phát triển trong tương lai. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi
chuyển sang giai đoạn 2 và sử dụng các nền tảng được chuẩn hóa
hơn, lãnh đạo IT đã nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc về thời gian phát
triển.
Khi chuyển sang giai đoạn 3, sự tiến bộ trong độ phản hồi IT lại
rất nhỏ. Nhiều doanh nghiệp triển khai các hệ thống doanh nghiệp
quan trọng trong giai đoạn này. Các dự án rất lớn nhưng đa số các
doanh nghiệp lại không nắm rõ về mặt kinh doanh lẫn IT trong các hệ
thống này. Nhưng độ phản hồi IT tăng mạnh khi doanh nghiệp
chuyển sang giai đoạn Đơn thể doanh nghiệp (trung bình tăng 37% so
với giai đoạn 3). Trong khi giai đoạn 3 triển khai các dự án lớn, giai
đoạn 4 tái sử dụng hoặc điều chỉnh lại các mô-đun nhỏ hơn. Theo
định nghĩa, lợi ích cơ bản của giai đoạn trưởng thành thứ tư về kiến
trúc là giảm thời gian phát triển. Hình 5-2 thể hiện đánh giá của các
CIO về sức ảnh hưởng của kiến trúc trưởng thành lên độ phản hồi IT
và các lợi ích khác.
Tăng cường quản lý rủi ro
“Dọn dẹp” cơ sở hạ tầng IT, dữ liệu chung và các ứng dụng doanh
nghiệp sẽ tạo ra một môi trường dễ quản lý hơn. Việc này mang lại ít
nhất ba lợi ích trong công tác quản lý rủi ro:
Giảm rủi ro trong kinh doanh: khả năng mà các hệ thống có thể
vận hành nhất quán và ổn định để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh
Tăng độ chịu đựng thảm họa: khả năng giảm thiểu các mất mát
trong kinh doanh khi xảy ra mất điện hay thiên tai
Giảm các vi phạm về bảo mật: tránh vi-rút máy tính và các truy
cập không được phép (bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp)
đến các dữ liệu mật và có tính riêng tư
Mặc dù kiến trúc doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến công
tác quản lý rủi ro, ảnh hưởng này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các lợi ích
khác. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp tập trung xây dựng công tác
quản lý rủi ro vào thẳng kiến trúc doanh nghiệp của mình, sức tác
động này sẽ rất lớn. Chẳng hạn, PFPC – công ty con của PNC
Financial Services Group, cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính cho
103