Chương 6 - Xây dựng nền tảng theo từng dự
án
Vài năm trước, một người bạn của chúng tôi mời một nhà thiết
kế nội thất đến tân trang lại phòng khách gia đình. Nhà thiết kế nói
rằng khi thay đổi phòng khách thì phòng ăn kế bên cũng phải thay đổi
theo, nếu không ngôi nhà sẽ không có một phong cách thống nhất.
Không vấn đề gì! Nhưng rồi phong cách mới của phòng khách và
phòng ăn đòi hỏi chủ nhà phải thay đổi cả cầu thang lên tầng hai. Dĩ
nhiên, thảm trên cầu thang được mở rộng ra để trải hết tầng hai (và
do có khuyến mãi khi mua số lượng nhiều), cuối cùng thảm trong cả
căn nhà được thay. Nhưng thật không may, chủ nhà khó có thể cưỡng
nỗi những màu thảm mới bắt mắt. Điều đó có nghĩa là tường nhà và
rèm cửa hiện tại không còn phù hợp nữa. Rốt cục là cả gia đình phải
dọn ra ngoài ở sáu tuần để nhà thiết kế có thể thực hiện ý tưởng đó.
Dĩ nhiên là kết quả cuối cùng thật tuyệt vời. Song quả thực, nó cũng
rất tốn kém!
Các doanh nghiệp cũng có thể bị quyến rũ như vậy khi thiết kế
nền tảng vận hành. Một khi có tầm nhìn rõ ràng, dễ thấy rằng cách
nhanh nhất để xây dựng nền tảng mới là xóa bỏ các quy trình và hệ
thống cũ – thường là về mặt chức năng. Trong giai đoạn khủng hoảng
hay hỗn loạn, rất hợp lý khi các doanh nghiệp triển khai các dự án lớn
để xây dựng một nền tảng mới. Doanh nghiệp có thể cần phải thay
đổi nhanh chóng để vượt qua khủng hoảng. Nhưng sự thay đổi lớn
lao như thế rất tốn kém và mạo hiểm, và trong một số trường hợp là
quá tốn kém và quá mạo hiểm nếu doanh nghiệp phải thực hiện
chúng vào cùng một lúc.
Việc triển khai các hệ thống lớn không được thành công lắm.
Nhiều doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống ERP tốn kém với kỳ
vọng rằng các quy trình kinh doanh lõi của họ sẽ được tự động hóa
vào trong nền tảng. Quy mô, độ phức tạp, chi phí và các bài học cần
thiết đã khiến cho hơn 50% các dự án triển khai này thất bại, với
hàng triệu đô-la và uy tín của ban quản trị bị cuốn đi.
Ngược lại với việc triển khai đồng loạt là xây dựng nền tảng theo
từng dự án. Để làm được như vậy, mỗi dự án kinh doanh không chỉ
124