giúp kết hợp các nền tảng công nghệ hiện tại lại với nhau và giảm số
lượng công nghệ đang được sử dụng. Quan hệ đối tác chiến lược buộc
doanh nghiệp phải tư duy theo hướng dịch vụ chia sẻ, các lãnh đạo
kinh doanh phải cùng quyết định xem dịch vụ nào sẽ được cung cấp
từ trung tâm và dịch vụ nào từ địa phương. Dĩ nhiên doanh nghiệp có
thể thiết lập dịch vụ chia sẻ mà không cần đến thuê ngoài, nhưng họ
sẽ cần phải có chuyên môn và phải quyết tâm liên tục cải tiến các chức
năng hành chính của mình.
Quan hệ đối tác chiến lược rất quan trọng trong thời gian đầu của
giai đoạn 2 (Chuẩn hóa công nghệ) vì nó giúp doanh nghiệp tăng
cường tính chuẩn hóa. Khi quan hệ đối tác chiến lược đạt hiệu quả,
khách hàng có thể hưởng lợi từ các hoạt động theo chuẩn toàn cầu
mà không cần phải đầu tư vào việc phát triển các kỹ năng theo chuẩn
toàn cầu. Campbell Soup Co. là ví dụ minh họa về cách doanh nghiệp
có thể phát triển nền tảng vận hành của mình.
Nghiên cứu trường hợp về quan hệ đối tác
chiến lược: Campbell Soup Co.
Campbell Soup Co. là công ty kinh doanh thực phẩm trị giá 7 tỷ
đô-la. Tại Mỹ, hãng có các nhãn hiệu khác nhau như Pepperidge
Farm, Gopa, V8, Pace và Prego cũng như các nhãn hiệu Campbell.
Vào năm tài khóa 2004, Campbell có khoảng 24 nghìn nhân viên tại
22 quốc gia và kiếm được khoảng 647 triệu đô-la (tăng 8,7% so với
năm tài khóa 2003).
Khi bước sang thế kỷ mới, cũng như các công ty khác trong ngành
thực phẩm đóng gói, Campbell phải chịu áp lực từ nhiều phía. Người
tiêu dùng thì quan tâm tới giá cả lẫn sức khỏe. Các vụ sáp nhập lớn
trong ngành khiến Campbell, một công ty cỡ vừa, phải cạnh tranh
trong một ngành công nghiệp bị thống trị bởi những gã khổng lồ như
Kraft, Unilever và Nestlé. Thêm vào đó, các đối tác cung cấp nguyên
liệu ngành thực phẩm và những đối tác bán lẻ có xu hướng hợp nhất,
do vậy họ chiếm ưu thế hơn khi quan hệ với Campbell và các hãng
tương tự. Trong lúc đó, những nhà bán lẻ lại ngày càng chú trọng vào
các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng.
154