đoạn 2, họ chỉ muốn lợi dụng tính kinh tế theo quy mô của IT mà
thôi. Những doanh nghiệp bước sang giai đoạn 3 tập trung vào việc
giới thiệu các dịch vụ chia sẻ cho các chức năng như tài chính, nhân
sự và hoạt động thu mua.
Các doanh nghiệp Đa dạng hóa chọn cách không trưởng thành về
kiến trúc sẽ dựa vào khả năng quản lý (quản lý rủi ro, khả năng thâu
tóm và sáp nhập, v.v…) để gia tăng giá trị cổ đông. Mô hình này, điển
hình là GE và Johnson & Johnson trong thập niên 1980, nay không
còn được các cổ đông ưa chuộng nữa. Thông thường, các doanh
nghiệp Đa dạng hóa chọn cách nắm giữ một danh mục gồm các hoạt
động kinh doanh với tính đồng vận thấp và do đó có một số chuẩn
công nghệ và dịch vụ chia sẻ cho toàn doanh nghiệp.
Chẳng hạn, Carlson Companies có một danh mục đầu tư gồm các
thương hiệu trong ngành công nghiệp hiếu khách. Mặc dù các khách
sạn, nhà hàng, tàu du lịch và các trung tâm lữ hành không có nhiều
điểm chung trong quy trình kinh doanh, họ vẫn có cùng một sự đồng
vận tự nhiên. Vì thế, Calrson đã đạt được tính kinh tế theo quy mô do
sử dụng chung cơ sở hạ tầng và dịch vụ chia sẻ, đặc biệt là tài chính.
Công ty cũng dự định phát triển một kho dữ liệu để tận dụng mối
quan hệ đa dạng với khách hàng. Các doanh nghiệp Đa dạng hóa
không cần một nền tảng vận hành vững chắc cho toàn doanh nghiệp,
nhưng họ có thể thực hiện một số hoạt động khá đơn giản để tiết
kiệm chi phí và tạo ra sự đồng vận giữa các đơn vị kinh doanh với
nhau.
Quản lý kiến trúc thông qua các vụ sáp nhập và
thâu tóm
Các doanh nghiệp theo mô hình Đa dạng hóa rất dễ tiến hành các
vụ thâu tóm, mặc dù chúng có thể được xem là ít giá trị nhất. Đa dạng
hóa không đòi hỏi phải thay đổi nhiều về mặt tổ chức. Trong ba mô
hình còn lại, thách thức từ việc tăng trưởng nhờ thâu tóm, so với tăng
trưởng hữu cơ, là hai doanh nghiệp phải sáp nhập các nền tảng không
tương thích với nhau. Nếu hai doanh nghiệp tham gia sáp nhập
không có cùng giai đoạn trưởng thành kiến trúc, thì sự thay đổi này
có thể sẽ rất tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp ở giai đoạn 3
180