sạch vào ngày 10/4/1956 khi con số 1.000 lính Pháp cuối cùng xuống tàu
đậu ở cảng Sài Gòn để trở về nước.
Tổng thống mới của Việt Nam Cộng hòa từ nay hướng sự chú ý về tổng
tuyển cử toàn quốc như Hiệp nghị Geneva quy định là phải tiến hành trong
năm 1956. Một số người am hiểu tình hình nghĩ rằng Diệm không bao giờ
có thể thắng cử. Giám đốc CIA là một trong những người biết rõ thống nhất
đất nước là không thể tránh khỏi nếu cuộc tuyển cử diễn ra bên ngoài sự
giám sát của Liên Hợp Quốc. Hồ Chí Minh với cơ sở chính trị mạnh mẽ và
rộng khắp miền Nam nhất định sẽ thắng cử. Năm 1956 Allen Dulles đệ trình
lên Tổng thống Mỹ Eisenhower một bản báo cáo tiên đoán rằng thắng lợi
của Hồ Chí Minh như triều dâng. Eisenhower đã từng biết rõ những thắng
lợi kiểu này của cộng sản nên chắc chắn là không muốn lại xảy ra ở miền
Nam Việt Nam. Ông ta có một lối ra. Đó là Diệm không ký vào Hiệp định
Geneva. Diệm có thể tuyên bố như đã nói hôm bế mạc Hiệp định Geneva
1954 là chính phủ ông ta không bị ràng buộc gì vào các hiệp định đã ký kết.
Giữa năm 1956, thời hạn tổng tuyển cử như Hiệp nghị Geneva quy
định càng đến gần. Võ Nguyên Giáp cũng tỏ ra giận dữ trước sự từ chối của
Diệm. Võ Nguyên Giáp và những nhà lãnh đạo miền Bắc đã nghĩ rằng Pháp
sẽ ở lại miền Nam lâu hơn để giám sát các cuộc bầu cử. Nhưng Pháp đã ra
đi. Từ nay miền Nam là một quốc gia độc lập được nguồn tài chính không
bao giờ cạn của Mỹ ủng hộ. Hoa Kỳ là cường quốc duy nhất có mặt ở miền
Nam Việt Nam và chỉ có đường lối đối ngoại duy nhất là chống lại chủ
nghĩa cộng sản. Mỹ muốn có một chính phủ chống cộng ở Sài Gòn - bất kể
chính phủ ấy có dân chủ hay không - Mỹ bày tỏ ý muốn và đòi hỏi đó một
cách rõ ràng, dứt khoát. Được Mỹ khuyến khích, Diệm cương quyết từ chối
tham gia tổng tuyển cử quy định tại một hội nghị mà ông ta không bao giờ
thừa nhận các kết luận.
Bùi Tín, một nhà báo, là viên chức của Đảng trong một thời gian dài
nhớ lại: “Diệm phá hoại tổng tuyển cử năm 1956. Nhiều cán bộ Việt Minh
đã ở lại miền Nam tin rằng tổng tuyển cử năm1956 sẽ thống nhất đất nước.