vấn uyên thâm, một bậc túc nho có nhiều ảnh hưởng trong xã hội Việt Nam
truyền thống.
Dân làng khi nói đến ông thường gọi là Cửu Nghiêm - ông Nghiêm giữ
bậc quan thấp, ở hàng thứ chín trong hàng ngũ quan chức (cửu phẩm). Ông
đã làm thư lại trong dinh quan tuần phủ tỉnh Quảng Bình và do đó ông có
dịp qua lại nhiều lần Đồng Hới là thủ phủ của tỉnh. Chức trách của ông là
tổng thư văn, chỉ là một viên chức cấp dưới, giải quyết các công việc sự vụ,
gửi các văn thư, nhưng đã tạo cho ông một sự khác biệt so với người dân
làng An Xá.
Ông Cửu Nghiêm là một nhà yêu nước đáng tự hào. Cụ thân sinh ra
ông đã từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp bắt đầu từ tháng 7
năm 1885 lúc vua Hàm Nghi xuất bôn rời bỏ kinh thành Huế thoát khỏi sự
kiểm soát của người Pháp để kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nền quân chủ
khỏi sự kiềm chế của Pháp. Tuy nhiên, do thiếu vũ khí, không có sự liên kết
với các nơi nên phong trào tan rã năm 1896. Cửu Nghiêm luôn nhớ cuộc nổi
dậy đó và rất tự hào rằng gia đình ông đã tham gia vào cuộc kháng chiến
chống Pháp đầu tiên.
Trong lúc ông Cửu Nghiêm lo hoàn thành bổn phận của một viên chức
thì chính bà Nguyễn Thị Kiên phải đảm nhiệm thêm một phần công việc
đồng áng ngoài công việc nội trợ của một phụ nữ trong gia đình. Thân sinh
của bà cũng là một thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương đứng đầu một tỉnh.
Giống như chồng, bà luôn nhớ cuộc đấu tranh chống Pháp và thường hay kể
lại cho con cháu nghe về chuyện cha bà đã chiến đấu chống lại bọn cướp
nước như thế nào.
Say mê quá khứ hào hùng của cha ông, bà Kiên có một trí nhớ tuyệt
vời, nên tuy không biết chữ nhưng bà có thể kể vanh vách, đọc thuộc lòng
những bài thơ và những truyện rất nổi tiếng bằng văn vần Kim Vân Kiều,
Nhị Độ Mai, Tống Trân Cúc Hoa và nhiều truyện khác. Võ Nguyên Giáp đã
nhận xét: “Bà cụ thân sinh ra tôi nhớ như in những chuyện kháng chiến