Người phương Tây đôi khi chỉ trích Võ Nguyên Giáp muốn lặp lại
chiến công Điện Biên Phủ ở Khe Sanh. Ngày 20/1/1968, Tiểu đoàn 3 của
Trung đoàn 26 lính thủy đánh bộ chạm trán với một tiểu đoàn quân Bắc Việt
cố thủ hai ngọn đồi ở tây bắc Khe Sanh. Ngay ngày hôm sau lính Bắc Việt
lại tiến công Khe Sanh, chiếm được làng và pháo binh tầm xa của họ bắn
vào căn cứ lính thủy đánh bộ. Cả thế giới nhìn về Khe Sanh trong lúc lính
của Võ Nguyên Giáp đã chiếm lĩnh vị trí để phát động chiến dịch Tết Mậu
Thân. Mục tiêu của Võ Nguyên Giáp vượt xa Khe Sanh nhằm vào toàn lãnh
thổ Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, Westmoreland nghĩ rằng Võ Nguyên
Giáp chỉ tập trung quân quanh Khe Sanh và sẽ lập lại trận Điện Biên Phủ.
Cuộc bao vây Khe Sanh chỉ kết thúc vào giữa tháng 4/1968, khi nhiều đơn
vị lính Mỹ đến chi viện bắt được liên lạc với lực lượng phòng thủ căn cứ.
Các sư đoàn của Võ Nguyên Giáp rút lui và cuối cùng quân đội Mỹ rút bỏ
Khe Sanh ngày 13/6/1968.
Giữa tháng 1/1968, Võ Nguyên Giáp quyết định thời gian cuối cùng
của cuộc tiến công lớn ở miền Nam và để theo dõi sát sao các cuộc giao
chiến, ông đặt tổng hành dinh các cuộc hành quân không xa Khe Sanh. Ông
tiến hành một công việc thực vất vả nhưng có thể dẫn đến cuộc chiến thắng
lớn.
Theo ý kiến của nhiều người, cuộc tiến công Tết Mậu Thân là trận đánh
quyết định của cuộc chiến tranh này. Thời đó, các nhà phân tích tình báo
quân đội Mỹ bị bất ngờ về cuộc tiến công, không phải vì thiếu thông tin về
các kế hoạch tiến công. Đúng hơn là do họ đã hiểu sai về mục tiêu, địa điểm
và quy mô cuộc tiến công. Các kế hoạch nghi binh của Võ Nguyên Giáp
nhằm đánh lạc hướng chú ý của các lực lượng Mỹ về mục tiêu chủ yếu của
họ là các vùng ven biển ở miền Nam bằng các hoạt động ở vùng giới tuyến
hoặc vùng biên giới. Các sĩ quan tình báo Mỹ xem những cuộc tiến công đó
như là dấu hiệu thắng lợi của quân Mỹ trong việc bảo vệ Nam Việt Nam
chống lại các đơn vị quân chính quy Bắc Việt. Ngoài ra, bộ chỉ huy Mỹ cũng
cho rằng cộng sản tập trung lực lượng đánh các đơn vị quân Mỹ hơn là đánh