năm 1968, Võ Nguyên Giáp đã đẩy quân đội Mỹ vào thế bế tắc, mặc dù Mỹ
hơn hẳn về trang bị vũ khí và thiết bị kỹ thuật. Nếu đem sức mạnh của quân
Mỹ để đối chiếu với sự hạn chế về nguồn lực của Võ Nguyên Giáp thì đó sẽ
là một kỳ tích. Một nhà bình luận đã ca ngợi tài năng của Võ Nguyên Giáp:
“Ông xứng đáng được kính trọng, một trong những nhà thực hành có tài
trong binh nghiệp”.
Để tăng cường lực lượng, từ 1/1 đến 5/5/1968, Võ Nguyên Giáp cho
gần 90.000 người lên đường vào Nam chiến đấu. Đích thân ông và bộ tham
mưu hăng say làm việc chuẩn bị mở cuộc tiến công mới. Từ bây giờ, quân
đội của ông sử dụng những thiết bị quân sự mới và tốt nhất: Rốc-két B-40,
trọng pháo 155 mm, súng phun lửa và xe tăng. Cuối cùng ông cũng nắm
vững được nghệ thuật phối hợp bộ binh với pháo binh, công binh và các đơn
vị đặc công, mặc dù bộ binh vẫn là binh chủng chủ yếu. Ngày 7/5/1968, đội
quân của Võ Nguyên Giáp tiến công Mậu Thân đợt hai với 119 trận đánh
vào các mục tiêu ở tỉnh và huyện miền Nam. Một lần nữa, Sài Gòn, Chợ
Lớn và Tân Sơn Nhất chìm trong khói lửa. Tuy nhiên, đợt tiến công này
cũng không đạt được kết quả mong đợi.
Mặc dù Võ Nguyên Giáp đạt được thế bất ngờ nhưng trong hai tuần lễ
đầu quân Mỹ vẫn có thể phản ứng kịp, sử dụng hỏa lực mạnh để vừa đẩy lùi
các cuộc tiến công vừa quật lại, giáng những đòn chí mạng gây thiệt hại
nặng cho địch thủ. Nhưng họ đã bỏ lỡ một cơ hội duy nhất. Thắng lợi lớn
nhất của Võ Nguyên Giáp không phải là trên chiến trường đánh vào lực
lượng Mỹ mà thắng ngay trên đất Mỹ.
Trong các hiệu quả tâm lý của cuộc tiến công Tết Mậu Thân, có bài bảo
của Time ca ngợi tướng Giáp là “kẻ thù nguy hiểm, lắm mưu nhiều kế đã trở
thành con người huyền thoại trên cả hai miền của Việt Nam do đánh bại
người Pháp ở Điện Biên Phủ… Một trong những nhà khởi xướng… của
phép đánh du kích, một nhà chiến thuật có tài đến mức các chuyên gia Mỹ
so sánh với Thống chế Tổng tư lệnh quân Đức Erwin Rommel”.
BáoNewsweek cũng viết: “Cuộc tiến công táo bạo của năm mới âm lịch, chỉ