Nam Việt Nam - người đại diện duy nhất chính đáng của nhân dân ta ở miền
Nam. Hòa bình đã lập lại nhưng hòa bình chưa được củng cố”.
Hòa bình tất nhiên đã không được lập lại. Chỉ có hiệp định đã được ký
kết. Các cuộc giao chiến ở Nam Việt Nam chưa chấm dứt. Hà Nội vẫn tăng
số lượng người và hàng tiếp tế vào miền Nam dọc theo con đường mòn Hồ
Chí Minh. Những người miền Bắc xây dựng một căn cứ cho máy bay MIG ở
Khe Sanh và đưa tên lửa đất đối không SA-2 vào nam vĩ tuyến 17. Hơn nữa,
quân ngụy Sài Gòn chưa bao giờ ngừng đánh phá các cuộc vận chuyển đó.
Binh lính Cộng hòa vẫn tiến công Việt Cộng và những đơn vị chủ lực của
Võ Nguyên Giáp ở Nam Việt Nam.
Trong tháng 5/1973, Võ Nguyên Giáp bày tỏ mối lo ngại và bất bình về
những vi phạm hòa bình do Mỹ gây ra. Ông nói với phóng viên của các tờ
báo Tiệp Khắc Obrana Lidu, Pravda và Cteka: “Hoa Kỳ đã ngừng việc gỡ
mìn ở cảng Hải Phòng và lại tiến hành trở lại các chuyến bay trinh sát bắc vĩ
tuyến 17, như vậy là vi phạm Hiệp định Paris”. Mặc dù Mỹ ngoan cố như
vậy, nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn hứa: “Bắc Việt Nam tiếp tục chủ trương
hòa bình thống nhất đất nước, củng cố liên minh với các đảng anh em ở Lào
và Campuchia”.
Ngày 9/7/1973, tướng Giáp xuất hiện trong một buổi lễ chào mừng
Beqir Balluku - Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng
Albania đến thăm chính thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người ta không
còn gặp lại ông cho đến tháng 9, khi ông đến chào Fidel Castro đang thăm
Việt Nam. Rồi người ta lại thấy vắng bóng ông trong tám tháng liền cho tới
ngày 1/5/1974, ông tham dự lễ chào mừng Ngày quốc tế Lao động và chủ
tọa cuộc mít tinh của Bộ Chính trị ở Ba Đình, Hà Nội. Khi ông bước vào hội
trường, ông được các thành viên Chính phủ nhiệt liệt hoan nghênh.
Theo các nguồn tin có thể tin cậy, Võ Nguyên Giáp đi Liên Xô và trở
lại Hà Nội một hai ngày sớm hơn dự định. Các nguồn tin đều nhất trí cho
rằng ông có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và khi trở về ông chưa