CHIẾN TRẬN - Trang 149

xuyến.

– Người của ông chơi bảo “La Marseillaise” à? Lannes hỏi lại Masséna.

– Không phải. Mà là bọn Áo đang đồn trú trong cánh đồng kia. Bản nhạc

vang xa đấy.

Họ lặng yên nghe bản hành khúc sông Rhin đã từng được những người

tình nguyện Marseille phổ biến khắp nước Pháp thời khởi nghĩa. Bài hát đã
từng tiễn đưa cuộc Cách mạng và những người lính của mình đến tận Thủ
đô Paris để rồi tại đó theo một sắc lệnh, bài hát bị cấm đoán vì nội dung tầm
thường có tính phản loạn của nó. Lannes và Masséna tránh không nhìn mặt
nhau. Họ vẫn nhớ những lời tụng ca về họ trong quá khứ. Từ thời điểm đó,
họ được mang tước hiệu Công tước và Thống chế, họ có đất và vàng như
những nhà quý tộc, nhưng không lâu sau, bài ca “La Marseillaise” đã thúc
đẩy họ nổi dậy, họ đã rời làng quê ra đi chiến đấu và không biết bao lần họ
đã ngân vang từng trường đoạn của bài ca để phát huy tinh thần quả cảm?
Lannes không thể nào kìm nén, khe khẽ ngân nga đoạn điệp khúc bừng bừng
khí thế. Kẻ thù đang dạo bản hành khúc kia là nhằm khiêu khích hay họ nghĩ
đến lượt mình phải cất lên bài hành khúc để động viên kêu gọi mọi người
tham gia cuộc chiến tranh giải phóng chống lại chế độ chuyên chế. Masséna
và Lannes cùng chung một ý nghĩ, cùng một sự xúc động nhưng không nói
với nhau gì cả. Họ lắng nghe, vẻ mặt nặng trĩu đầy xúc cảm và lôi cuốn. Họ
đã từng là những thanh niên nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu nước. Họ đã
yêu quý biết bao những trường đoạn trong khúc quân hành bừng bừng khí
thế đó. Và giờ đây, đối thủ đang buộc họ đối diện với những khúc hùng ca
như một lời nguyền hay một sự sám hối.

* * *

Những tiếng thở khò khè, những tiếng kêu than não ruột, những tiếng rên

rỉ, những tiếng nấc nghẹn ngào, những tiếng la thét hoảng loạn, bài ca của
những thương binh trên đảo Lobau không có vẻ luyến tiếc não nùng gì cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.