vị quân đội đi theo Napoléon, mà là một bọn du thủ du thực, với 5 tiểu đoàn
hậu cần, điều khiển 2500 xe quân trang, quân dụng và đội quân làm bánh,
xây lò, thợ nề, tất cả hoặc hầu như mọi ngành nghề do 96 nhóm trưởng đỉều
khiển: những con người này phụ trách nhà ở, thức ăn cho súc vật, ngựa
nghẽo, xe cộ, bệnh viện, tiếp tế, tất tần tật. Daru ắt phải biết mò đâu ra
thuyền bè.
Lejeune đi qua một chiếc cầu rộng được trang trí bằng những bức tượng
hình nhân sư hướng vào thành Vienne, rồi qua một hàng chấn song sắt cao
được hai cột tháp màu hồng làm trụ có gắn những đôi cánh bằng chì bảo vệ.
Anh đi thẳng vào khu vực sân vuông của lâu đài Schönbrunn. Tòa lâu đài
này, trước đây gia đình Habsboug thường lưu trú vào mùa hè, mà không cần
quá nhiều nghi thức rối rắm, dưới bóng cây râm mát trong công viên, rất
nhiều sóc dạn dĩ, chạy nhảy khắp mọi nơi. Một đám tùy tùng và binh lính
thuộc các tiểu đoàn Cận vệ đi lại lộn xộn, Lejeune nhằm một họa sĩ đeo ngù
vai len màu xanh hỏi:
– Ông Daru ở đâu? Lejeune hét vào tai người hạ sĩ.
– Đằng kia lòa, thưa Đại tá, phía bên trái hàng cột sau cái hồ lớn.
Đó là một cung điện thành Vienne, có nghĩa là vừa hoa mỹ, phô trương,
vừa kín đáo, kiến trúc theo kiểu baroque, vừa khắc khổ, bắt chước cung điện
Versailles, màu đất son, nhưng nhỏ hơn một chút và cũng đặc biệt hơn.
Lejeune tìm được Daru đang khua chân múa tay giữa một đám người; ông ta
đang chửi một tay quản lý đội mũ lò xo, nhìn thấy Lejeune như mang đến
thêm một nỗi lo âu, phiền nhiễu, ông ta tự hỏi: lại sắp yêu sách cái gì nữa
đây? Trong bộ áo dài hẹp tà cài khuy phía trước là một cái bụng bự, đuôi áo
hớt, Daru hai tay chống nạnh:
– Chào ngài Bá tước, Lejeune nói và xuống ngựa.
– Đi thẳng vào vấn đề đi! Bệ hạ lại muốn tôi làm cái điều không thể làm
được phải không?
Daru dằn rõ từng âm tiết, như người vùng Midi thường làm, lời nói như
có tiếng nhạc.