CHIẾN TRẬN - Trang 22

tự do xây khách sạn, cửa hàng suốt tuyến lũy, và họ đã trồng cả cây cối trên
những triền dốc thành những con đường đi dạo.

Lejeune và Beyle vượt qua dưới gầm một cổng thành lớn rồi rảo bước

trong những con phố cổ ngoằn ngoèo, giữa những dãy nhà kiến trúc ô hợp,
cái thì dài hun hút, cái thì xây từ thời trung đại, cái thì tạo dáng theo lối kiến
trúc baroque, được sơn bằng những màu sắc dịu kiểu Ý, trên bậu cửa sổ
trưng đầy hoa và lồng chim. Quang cảnh người qua đường không làm họ vui
vẻ cho lắm: khắp mọi nơi chỉ toàn những sắc lính.

Với tư cách một người chiến thắng, Henri nhìn những tốp lính đi tản bộ

khắp thành Vienne, anh coi đó là một hình ảnh xấu xa. Napoléon để lại cho
họ trong thời gian bốn, năm ngày cái thành phố chỉ rộng bằng một khu phố
Paris, vì vậy họ tận dụng cơ hội này để tìm kiếm mọi thứ tiêu khiển. Có
người nói binh lính như một bầy chó săn. Cả nghìn lần, họ đã mạo hiểm với
cái chết, hoặc với những mánh khóe xấu xa, họ bỏ lại phía sau những xác
chết bạn bè, những kẻ đui mù, què cụt, mất tay, mất chân, nhưng nỗi sợ hãi
biện minh cho sự phóng đãng này chăng? Đám long kị binh dùng dây thả
những đồ đạc ăn cắp xuống giữa phố trong khi bọn cò mồi, tụi đồng phạm
đe dọa chủ nhân của những đồ đạc bị đánh cắp. Hành động này làm tha hóa
cả một đám dân chúng thành phố mà trong bản chất sâu xa vốn rất dịu dàng
ôn hòa. Một tên lính thiết kị đội mũ sắt, tùm hum trong chiếc măng tô Áo,
ném xuống đất nào quần áo diễn viên, nào kèn, nào áo lông chụp giật được,
hắn hi vọng có thể rao bán và kiếm được ít tiền. Một số quầy hàng xuất hiện
trên con phố nhỏ, đám trộm cướp này bày la liệt những thứ cướp được, nào
vòng thủy tinh, vòng ngọc, nào váy, bình bánh thánh, ghế, gương, những
bức tượng sứt mẻ và đám người chen lấn, xô đẩy nhau như trong một khu
chợ Ả Rập ở Cairo, chúng nói tới hai chục ngôn ngữ và đến từ hai mươi
nước khác nhau để rồi hòa trộn thành một quân đội ngang ngược; Ba Lan có,
Đức có, Bavière có, Florence có, mà người ta gọi là một thứ quân đội tạp
nham, một kỵ binh Mamluk

[9]

của Kirmann chỉ còn mỗi chiếc quần cụt ống

phồng là còn mang nguồn gốc Ả Rập mà thôi, bởi vì anh ta sinh ra ở Saint-
Ouen. Có những mớ đồ đạc bày ngay trên quảng trường và cả ở những giao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.