– Tôi không muốn tin chuyện đó, Henri nói.
– Anh nhớ câu chuyện về người cựu binh Antoine chỉ huy chiến dịch
Arméni chứ ? Ông ta đã chặt chân bức tượng nữ thần Anaïtis bằng vàng rồi
mang luôn cái chân đi. Sau khi rời quân ngũ, ông ta bán lại cái chân nữ thần
đó, rồi mua cho mình một ngôi nhà ở Bologne, rồi đất, rồi nô lệ… Anh bạn
của tôi ơi, có bao nhiêu lính lê dương La Mã trở về cùng với vàng ăn cắp
được ở phương Đông? Thứ của cải đó giúp cho công nghiệp và nông nghiệp
vùng đồng bằng sông Pô phát triển đó. Hai mươi năm sau trận Actium, cái
vùng đó trở nên thịnh vượng…
– Thôi đủ rồi Périgord, Lejeune nói. Chấm dứt cái câu chuyện lịch sử của
ông được rồi đấy!
– Đó chính là vùng Pline đấy.
Cuối cùng, cửa mở, trước cửa là một người đàn bà có tuổi đeo dải băng
trắng. Vốn sinh ra ở Strasbourg nên Lejeune nói được tiếng Đức, anh và bà
quản gia nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ này nên chỉ có Đại tá hiểu được và
cảm thấy yên tâm; Lejeune ra hiệu cho, Henri đi theo mình vào phòng.
– Thôi anh vào đi, Périgord nói. Quần áo của tôi lôi thôi, bất tiện quá, vả
lại, tôi vừa trình diện ban nãy rồi.
* * *
Anna Krauss, mười bảy tuổi, tóc rất đen và mắt rất xanh. Cô gập quyển
sách dường như đang đọc lại, ngẩng lên khi hai người tiến đến bên cô, cô
ngồi bên mép ghế sofa để xỏ chân vào đôi xăng đan kiểu La Mã rồi nhẹ
nhàng đứng lên. Chiếc váy dài bằng vải percale
mịn màng của Ân Độ,
mỏng tang và được thêu hoa nhài; một chiếc kẹp giả cổ giữ ngay ngắn chiếc
áo đăng ten trên bờ vai tròn trịa; đôi bàn tay không trang sức, dáng ngồi
chênh vênh nhưng vững chãi, thân hình mảnh mai nhưng cặp mông chắc
lẳn; khi đứng ngược sáng, những đường cong mềm mại của cơ thể cô gái
hiện rõ qua làn áo váy mỏng manh, cô gái nổi bật như một bức họa phúng dụ