Đoạn sông tới thành phố Xa-nốc khá sâu, càng lên cao về phía nguồn càng
nông, hầu như có thể lội qua ở mọi chỗ.
Chiếc xe vừa bò ngoằn nghèo trên đường núi, vừa rú máy ầm ĩ, thường
bị trượt bánh ở những đoạn lên dốc. Chúng tôi dùng vai đẩy, cố tránh bùn
từ bánh xe bắn lên. Những lúc này, chúng tôi mới thấy hết giá trị của tính
cần thận nhìn xa của cậu lái xe: cả một bộ đồ nghề sẵn có mà cậu ta mang
theo đã cứu nguy cho mọi người, ngay cả những khi tưởng như chiếc xe
đáng thương của chúng tôi không thể nào thoát ra được…
Chúng tôi đi khá lâu. Thỉnh thoảng dừng lại, trinh sát thực địa, rồi lại cho
xe chuyển bánh. Mãi khuya, chúng tôi mới đến Đô-bơ-rô-min. Trong màn
mưa bụi dầy đặc của mùa thu, khó khăn lắm mới tìm được phòng tham
mưu. Trực ban định báo cáo ngay cho người chỉ huy biết là có chúng tôi
đến, nhưng tôi ngăn lại và đề nghị thu xếp được nghỉ đêm ngay.
– Xin tùy đồng chí, - trực ban đồng ý. – Chỗ chúng tôi có một trạm
khách nhỏ. Thật ra cũng xuềnh xoàng thôi.
Thị trấn U-cra-i-na bé nhỏ đã ngủ yên. Mãi chúng tôi mới đánh thức
được người quản lý trạm khách. Vừa dụi mắt, vừa khoan khoái ngáp, người
đàn bà mập mạp, đứng tuổi nói liến thoắng:
– Cơn gió lành nào đưa các đồng chí đến muộn thế này?
Trạm khách là một ngôi nhà nông thôn bình thường, khá lạnh. Cậu lái xe
của chúng tôi, không hiểu bằng cách nào đã biết được tên bà chủ, bắt đầu
tán:
– Bà chú Gáp-ca ơi, xin bà làm ơn cho đốt lò sười ở phòng ngài đại tá và
đun nước đi.
Khó mà nói được rằng cái gì tác động mạnh hơn tới bà chủ uy nghi của
cái trạm khách bé nhỏ này: chức tước “ngài đại tá” hay cung cách ân cần
của cậu lái xe, chỉ biết rằng người quản lý trạm trở nên tốt bụng và tỏ thái
độ mến khách thực sự kiểu U-cra-i-na đối với chúng tôi. Bà chủ trạm đặt
những viên than quả bàng do Đốp-bun mang từ ngoài sân vào, lên trên
những thanh đóm vừa bốc cháy và nổ lách tách trong hai chiếc lò đá. Lát