sung, nay bị mất đi những lực lượng còn lại. Thí dụ, tập đoàn quân 40 lúc
này chỉ còn gần năm nghìn tay súng, một trăm pháo và mười xe tăng. Tình
hình của tập đoàn quân 5 cũng không hơn gì. Ở các sư đoàn thuộc quân
đoàn bộ binh 31 của tập đoàn quân do tướng N. V. Ca-li-nin tiếp tục chỉ
huy, chỉ còn không đầy hai nghìn rưởi tay súng. Nhưng không hiểu có điều
kỳ diệu nào mà những binh đoàn đã bị tiêu hao như vậy lại có thể cố thủ
được trên một khu vực dài gần bảy mươi ki-lô-mét.
Tôi được xem báo cáo của Kiếc-pô-nô-xơ gửi Bộ Tổng tham mưu và
tổng tư lệnh hướng kết thúc bằng những câu như sau:
“Phương diện quân phải chiến đấu trong những điều kiện bị bao vây và
các đường giao thông đã hoàn toàn bị cắt đứt. Tôi chuyển sở chỉ huy về Ki-
ép, đó là địa điểm duy nhất để từ đó có thể chỉ huy bộ đội. Đề nghị chuẩn bị
những biện pháp cần thiết nhằm cung cấp cho các tập đoàn quân của
phương diện quân đạn dược bằng đường không”.
Tim tôi thắt lại vì càng có ít khả năng trở về với bộ tham mưu phương
diện quân.
Sáng 16 tháng Chín, tôi được gọi lên gặp Tổng tư lệnh hướng. Trong
phòng làm việc có X. C. Ti-mô-sen-cô và ủy viên Hội đồng quân sự hướng
là N. X. Khơ-rút-sốp.
– Thế nào, vẫn định về với người mình chứ? – Nguyên soái hỏi.
– Vâng, đúng thế. Trong lúc khó khăn này, tôi có nhiệm vụ phải có mặt ở
bộ tham mưu phương diện quân. Mọi đường đều đã bị cắt đứt, nên tôi xin
phép được dùng máy bay.
Nhìn tôi với vẻ tán thành, tổng tư lệnh bắt đầu nói về tình hình trên
hướng Ki-ép. Hình thái tác chiến của bội đội phương diện quân ngày một
xấu. Hôm qua, địch chỉ cách bộ tham mưu phương diện quân khoảng hai
mươi – ba mươi ki-lô-mét. Chỉ một chút nữa là việc chỉ huy bộ đội có thể
bị tê liệt.
Chậm rãi xoa thái dương như thể làm dịu cơn đau, Nguyên soái nói: