đột kích quyết liệt hơn nữa trên các hướng ở Rôm-nư và Lúp-nư, không
chờ chúng tôi giải vây.
Tôi thở dài nhẹ nhõm. Đã le lói tia hy vọng không phải là tất cả đã mất
hết.
Sau khi ra chỉ thị về trình tự rút quân và tổ chức chỉ huy bộ đội trong
điều kiện phá vây, tổng tư lệnh nói để chia tay:
– Phải thật khẩn trương lên, đồng chí Ba-gra-mi-an ạ. Đừng để Kiếc-pô-
nô-xơ chậm trễ! Tướng Pha-la-lê-ép sẽ bảo đảm cho đồng chí đáp máy bay
từ Pôn-ta-va tới khu vực Pi-ri-a-tin.
Không để mất thời gian, tôi tới ngay chỗ tư lệnh không quân của hướng.
Ph. I-a. Pha-la-lê-ép cho biết, đồng chí đã dành cho tôi một máy bay ném
bom có tốc độ cao với một tổ lái dày kinh nghiệm.
Mọi việc hình như đều trôi chảy. Nhưng có một điều làm tôi lo lắng: Hội
đồng quân sự hướng Tây – Nam giao cho tôi quyền hành quan trọng như
thế, mà không có văn bản. Thật ra còn phải tính đến chuyện máy bay có thể
bị bắn rơi, và không nên để một tài liệu như thế lọt vào tay địch.
Do thời tiết xấu, nên hôm sau, chúng tôi mới có thể bay được. Anh em
bố trí tôi ngồi ở trong tháp trong suốt của xạ thủ kiêm nhân viên điện đài.
Ngồi đây có thể phóng tầm nhìn rộng ra xung quanh. Hai máy bay tiêm
kích hộ tống chúng tôi. Vượt qua tuyến mặt trận thì chúng quay lại. Lúc ấy,
chân trời bỗng xuất hiện những chấm đen. Chiến sĩ lái không rẽ ngoặt và cứ
với tốc độ cao nhất điều khiển máy bay về phía Tây. Chúng tôi gặp may,
thoát khỏi đội máy bay tiêm kích địch. Đã đến sân bay Grê-bi-ôn-ca là địa
điểm hạ cánh quy định. Chúng tôi được tiếp đón không lấy gì làm niềm nở.
Cao xạ bắn lên. Hỏa lực chỉ ngừng sau khi chúng tôi bắn một loạt pháo
hiệu chứng tỏ “tôi là người mình”. Tổ lái hạ cánh an toàn. Chúng tôi bước
ra khỏi buồng lái. Một người vội vã chạy về phía chúng tôi:
– Các anh làm gì vậy! – đồng chí kêu lên từ xa.
Chạy đến nơi, viên đại úy với phù hiệu màu xanh da trời cố nén thở.
– Các anh làm gì vậy?! Sân bay đã gài mìn rồi!