vua, chỉ vì lúc đó ông ta còn trẻ và người Pháp nghĩ là ham chơi, thiếu kinh
nghiệm.
Nước Campuchia, dưới sự bảo hộ của Pháp, có được một thời kỳ tương đối
yên tĩnh, và họ cũng may mắn không bị liên quan nhiều đến thế chiến thứ
hai. Tuy rằng mối quan tâm chính của người Pháp là bóc lột tài nguyên và
nhân lực của dân bản xứ, nhưng họ đã bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của
Campuchia và đã làm được vài công trình có lợi ích. Trước hết là sự phát
hiện và trùng tu những lăng tẩm Đế Thiên Đế Thích, làm sống lại một thời
đại vàng son rực rỡ của quốc gia Campuchia khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
thứ hai là họ đã canh tân hệ thống giáo dục, mở mang dân trí, trong đó có
sự thành lập hai cơ sở chính là Viện nghiên cứu Phật học và trường trung
học Sisowath. Hai cơ sở này đã là nơi đào tạo ra những lãnh tụ tương lai
của Campuchia.
Viện nghiên cứu Phật học Phnom Penh được thành lập năm 1930, với sư
giúp đỡ của một học giả người Tháp bà Suzanne Karpelès, một nhân viên
thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà nội. Viện chủ trương phát huy những
tinh tuý của Phật Giáo tiểu thừa gạt bỏ những lễ nghi mê tín, đồng thời làm
sống lại niềm kiêu hãnh và khát vọng của nhân dân Campuchia. Trong một
xứ không có giai cấp sĩ phu hay quan lại và Phật Giáo được coi gần như là
quốc giáo, tầng lớp sư sãi đã có một uy tín và ảnh hưởng rất lớn. Họ sống
khổ hạnh, đạo đức. Họ nuôi cô nhi, làm việc thiện, dạy dỗ trẻ con. Người
Campuchia khắp nơi đổ về học, nhất là những người Khmer Hạ từ vùng
đồng bằng Cửu long trước kia là Thuỷ Chân Lạp nay đã thuộc Việt nam.
Trong công cuộc phục hưng văn hoá cổ truyền, Viện Phật học đã gián tiếp
phát huy tinh thần quốc gia chóng thực dân và bài Việt nam.
Một cơ sở giáo dục khác, trường trung học Sisowath, được coi như nơi tập
trung những tinh hoa của giới học sinh. Qua hội ái hữu cựu học sinh, họ đã
qui tụ được một nhóm trí thức sau này trở nên những lãnh tụ chính trị, mà