CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 29

Sơn, cho nên Việt nam đã không xâm lăng hay can thiệp vào nội tình Chân
Lạp trong một thời gian. Mãi tới năm 1833, quân Xiêm thừa lúc Lê Văn
Khôi nổi loạn ở Gia Định đem quân đánh chiếm Chân Lạp. Vua Minh
Mạng sai ông Trương Minh Giảng đem quân qua đánh dẹp. Chỉ trong vòng
một tháng, quân nhà Nguyễn phá tan quân Xiêm, vua Minh Mạng đổi tên
nước Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, chia phủ huyện cai trị. Đây là một
trong những thời kỳ đen tối của lịch sử bang giao Việt Miên. Quan lại Việt
nam cai trị dân Campuchia rất hà khắc. Công Chúa Ang Mey bị đưa về Gia
Định, các quan chức Chân Lạp đã đầu hàng Việt nam bị đày ra Bắc. Năm
1840, dân Campuchia nổi lên khởi nghĩa. Lãnh tụ khởi loạn tên Prom đã
khuyến khích các thuộc hạ: “Chúng ta khoan khoái giết hết người Việt,
chúng có mạnh đến đâu chúng ta cũng không sợ”. Câu nói đó cũng là một
trong những quyết tâm của Pol Pot sau này. Năm đó quan quân Việt nam
phải bỏ Trấn Tây Thành rút về An Giang. Ông Trương Minh Giảng buồn
bực mà chết. Trong Việt nam sử lược, cụ Trần Trọng Kim viết về giai đoạn
này như sau: “Đây cũng là vì người mình không biết bênh vực kẻ hèn yếu,
chỉ đem lòng tham tàn mà ức hiếp người ta, cho nên hao tổn binh lương,
nhọc mệt tướng sĩ, mà lại phải sự bại hoại, thật là thiệt hại cho nước mình”.
Ít năm sau, sự can thiệp của Pháp vào Đông dương đã giúp Campuchia bảo
vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ. Tuy cả hai dân tộc đã cùng đấu tranh giành
độc lập, nhưng những nguyên nhân căn bản như những tranh chấp đất đai
và thái độ trịch thượng của người Việt đối với người Miên vẫn còn. Thái độ
trịch thượng này lại được sự đồng tình của người Pháp. Trước hết họ cho là
người Việt khôn ngoan chịu khó hơn, nên đã dùng người Việt trong những
chức vụ hành chánh cấp thấp để cai trị Campuchia. Để tiện việc hành
chánh, họ gọi chung ba quốc gia có ba nền văn hoá, ba dân tộc ba ngôn ngữ
khác nhau là Đông dương và mỗi khi nói đến Đông dương, thường họ nói
về Việt nam, coi hai dân tộc kia là những dân tộc thiểu số. Đôi khi có xảy
ra những tranh chấp biên giới, người Pháp thường thiên vị người Việt. Dĩ
nhiên người Việt dễ dàng chấp nhận một quan niệm Đông dương như thế,
nhưng đối với người Campuchia, trong ngôn ngữ của họ không bao giờ có
chữ Đông dương. ý niệm Đông dương là một thực thể chính trị và địa lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.