Một anh khác nói: “Đồ ngu! Ngụy trang nào mà được với tụi quỷ này
hả? Mấy cây gậy đó nướng chín mày liền! Mình nên lẻn theo địa thế tới
càng gần càng tốt, rồi đào hào.”
“Dẹp mấy cái hào của mày đi! Mày lúc nào cũng muốn đào hào, đáng
lẽ mày sinh ra là con thỏ mới đúng, đồ nhãi ranh.”
Người thứ ba, một ông nhỏ bé, ngăm đen, trầm ngâm, hút tẩu thuốc,
cắt ngang: “Tụi nó hổng có cái cổ nào hả?”
Tôi lặp lại mô tả của mình.
Ông ta nói: “Đúng là thứ bạch tuộc. Người ta nói giáo sĩ lưới người,
Người đầu tiên nói: “Giết bọn thú như vậy đâu có phải là sát nhân.”
Người đàn ông ngăm đen nhỏ bé nói: “Tại sao không nã pháo cho tiêu
tùng tụi khốn khiếp đó cho rồi? Mày đâu có biết tụi nó có thể làm trò gì.”
Người đầu tiên nói: “Pháo của mày đâu? Hổng kịp. Mưu của tao là
làm chớp nhoáng, và làm tức khắc.”
Họ cứ thế bàn cãi. Một lát sau tôi bỏ đi tới ga xe lửa để mua hết mấy
tờ báo buổi sáng tôi tìm được.
Nhưng tôi sẽ không tả mãi về cái buổi sáng dài lê thê đó và cái buổi
chiều còn lê thê hơn để khiến cho người đọc chán. Tôi không có cách nào
thấy được bãi đất công, vì ngay cả các tháp nhà thờ ở Horsell và Chobham
cũng nằm trong tay giới chức quân sự rồi. Những người lính mà tôi nói
chuyện chẳng biết chút gì, còn cánh sĩ quan thì vừa bí mật vừa bận rộn. Tôi
thấy dân thị trấn lại hoàn toàn yên tâm vì có sự hiện diện của quân đội. Và
tôi nghe lần đầu tiên từ Marshall, ông bán thuốc lá, rằng con trai ông là một
trong những người chết trên bãi đất công. Binh lính đã bắt người dân ở ven
làng Horsell khóa cửa nhà rồi di tản.
Tôi về ăn trưa lúc hai giờ, mệt nhoài, vì như đã nói hôm ấy rất nóng và
ngột ngạt. Để tỉnh táo lại, chiều hôm đó tôi tắm nước lạnh. Khoảng bốn giờ
rưỡi, tôi tới nhà ga xe lửa để mua một tờ báo buổi chiều, vì các tờ báo buổi