thử xem…Ông giám đốc trả lời: "Anh còn muốn thử gì? Cô ấy đã có một
ngón chân đen sì. Cô gái ấy mười chín tuổi. Vì hai chúng ta, cô ấy sẽ mất
mạng." Vị bác sĩ phòng chúng tôi chống lại việc phẫu thuật, ông đề nghị
một phương pháp hoàn toàn mới vào lúc bấy giờ, tiêm ôxy vào dưới da
bằng một chiếc kim đặc biệt. Oxy sẽ nuôi các mô... ừ, tôi sẽ không giải
thích cho cô chính xác bằng cách nào, tôi không phải là bác sĩ. Nhưng cuối
cùng vị bác sĩ ấy đã thuyết phục được ông giám đốc. Họ đã không cắt chân
tôi. Họ điều trị tôi theo phương pháp kia. Hai tháng sau, tôi bắt đầu bước đi
lại, tất nhiên là với đôi nạng, bởi hai chân tôi cứ như bằng giấy, không giữ
được người tôi. Tôi không cảm giác được chân, chỉ nhìn thấy chúng. Tôi
tập đi không có nạng. Người ta khen tôi: cứ như sinh ra lần thứ hai. Ra
viện, tôi được nghỉ phép theo thông lệ. Nhưng nghỉ thế nào? Ở đâu? Nhà
ai? Tôi trở về đơn vị của tôi, với khẩu đội pháo binh của tôi. Ở đấy tôi được
kết nạp Đảng. Năm mười chín tuổi...
Tôi đón ngày Chiến thắng ở Đông Phổ. Từ hai hay ba ngày, mọi sự đều
yên ắng, không ai nổ súng và đột nhiên, đúng nửa đêm, hiệu lệnh: "Báo
động!". Chúng tôi giật mình. Rồi chúng tôi nghe những tiếng kêu: "Chiến
thắng! Đầu hàng rồi!" Đầu hàng, tôi không biết, nhưng chiến thắng, cái ấy,
thì hiểu ngay: "Chiến tranh đã chấm dứt! Chiến tranh đã chấm dứt!" Mọi
người bỗng bắn súng lên trời, mọi người với vũ khí đang có trong tay: tiểu
liên, súng ngắn... Súng phòng không... Người lau nước mắt, người nhảy
múa: "Tôi còn sống! Tôi còn sống!" Sau đó ông chỉ huy bảo chúng tôi:
"Này nhé! Các anh sẽ không được giải ngũ chừng nào chưa trả hết tiền đạn.
Các anh làm gì thế? Phí hết bao nhiêu là đạn?" Chúng tôi ngỡ hòa bình sẽ
mãi mãi ngự trị trên trái đất, không còn ai muốn chiến tranh, và tất cả đạn
dược đều phải phá hủy hết. Còn giữ làm gì? Chúng tôi đã mệt mỏi với căm
thù.
Tôi muốn được về nhà biết bao nhiêu! Dù bố tôi không còn, dù mẹ tôi
không còn. Nhưng tôi nghiêng mình sát đất trước mẹ chồng tôi: bà đã đón
tôi như một bà mẹ thật sự. Về sau tôi đã gọi bà là mẹ. Bà chờ tôi, nóng lòng
kiên nhẫn chờ tôi. Dù ông giám đốc bệnh viện đã có đủ thời gian để viết