tăng “IS- 122”, và chồng tôi là máy trưởng-lái xe. Chúng tôi đã đi đến tận
Đức như vậy. Cả hai chúng tôi đều bị thương. Và cả hai đều được huân
chương.
Có không ít cô gái là chiến sĩ xe tăng hạng trung, nhưng tôi là người duy
nhất chỉ huy một xe tăng hạng nặng. Đôi khi tôi nghĩ tôi phải kể lại cuộc
đời tôi cho một nhà văn..
A.Boïko, thiếu úy,
chiến sĩ xe tăng
“Năm 1942, tôi được cử làm chỉ huy một nhóm pháo binh. Chính ủy
trung đoàn báo cho tôi: “Đồng chí đại úy cần biết rằng đồng chí sẽ có dưới
quyền chỉ huy của mình một nhóm hơi đặc biệt. Một nửa quân số của nhóm
là các cô gái và các cô này đòi hỏi một cách đối xử, một sự chú ý và quan
tâm riêng.” Hẳn tôi biết là có các cô gái phục vụ trong quân đội, nhưng tôi
đã hình dung sai sự thể. Chúng tôi, những sĩ quan chuyên nghiệp, chúng tôi
có phần coi thường “phái yếu” trong việc học tập nghề quân sự bởi vì, thời
nào cũng vậy, nó được coi là chuyện của đàn ông. Vâng, nói ngay, các cô y
tá, thì ta đã quen. Họ đã có tiếng tăm vững chắc trong Chiến tranh thế giới
thứ nhất. Nhưng các cô gái thì làm gì với pháo phòng không, nơi người ta
phải bê những quả đạn hàng nhiều chục livrơ
? Làm sao phiên chế các cô
về một đơn vị phòng không có những người đàn ông cùng phục vụ khi chỉ
có một căn hầm chung? Ngoài ra họ còn phải trải qua nhiều giờ treo mình
trên các máy ngắm, đều bằng kim loại cũng như các chỗ ngồi trên các khẩu
pháo, mà đối với cô gái thì không gì tệ hơn. Cuối cùng các cô đi tắm và
hong khô tóc ở đâu? Một lô câu hỏi nảy sinh, mà vấn đề lại không bình
thường...
Tôi thường xuyên thị sát các khẩu đội, cẩn thận xem tình hình ở đấy ra
sao. Thú thực là tôi không thấy thoải mái lắm: một cô gái đứng gác với một
khẩu súng, một cô gái tít trên chòi gác, với ống nhòm, trong khi tôi, cô xem