quan trọng thế cơ mà. Làm sao có thể có chiến tranh?”
“Nhưng một tuần sau, các cuộc ném bom bắt đầu và chúng tôi đã phải lo
cứu người. Ba năm đại học y, là quá nhiều trong hoàn cảnh này. Những
ngày đầu tiên, tôi đã thấy nhiều máu đến mức tôi đã sợ máu. Ôi, cô thật yêu
kiều, cô gần như đã sắp thành bác sĩ y khoa đến nơi rồi! Cô thật đẹp, cô học
sinh thực hành xuất sắc! Mà người ta hành xử thật đặc biệt và điều đó tiếp
thêm đôi cánh cho cô.
Các cô gái, tôi đã kể với cô câu chuyện rồi đấy... Ngay sau một đợt bom,
tôi thấy mặt đất trước mặt tôi động đậy, tôi chạy và tôi bắt đầu đào. Tôi
cảm thấy dưới bàn tay tôi một khuôn mặt, và tóc. Một người phụ nữ. Tôi đã
moi bà lên và nước mắt tôi rơi xuống trên người bà. Nhưng khi bà mở mắt
ra, bà không hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra với bà, bà hỏi tôi giọng lo lắng:
“Túi tôi đâu?
- Bà cần cái túi lúc này làm gì? Người ta sẽ tìm ra.
- Thẻ Đảng của tôi trong ấy.”
Bà không lo bà có nguyên vẹn không, bà lo cái thẻ Đảng của bà. Tôi đi
tìm ngay. Tôi đã tìm được nó. Bà đặt nó lên ngực và nhắm mắt lại. Rồi một
xe cứu thương đến và chúng tôi đưa bà lên xe. Tôi còn nói lần nữa cho bà
yên tâm là bà đã tìm lại được túi. Buổi tối, tôi về nhà. Tôi kể lại chuyện đó
cho mẹ và báo cho mẹ là tôi đã quyết định ra mặt trận.”
“Quân đội chúng ta vừa đánh vừa rút lui... Tất cả chúng tôi ra đường...
Một người lính đã đứng tuổi đi qua, ông dừng lại trước nhà tôi và cúi người
rất thấp đến tận chân mẹ tôi: “Tha lỗi cho con, mẹ... Nhưng mẹ hãy cứu lấy
con gái của mẹ! Ôi! Mẹ phải cứu lấy con gái bé bỏng của mẹ!” Tôi mười
sáu tuổi, tôi có một đuôi tóc dài... Và lông mày... đen, như thế này!”
“Tôi nhớ khi chúng tôi đi về phía mặt trận. Xe đầy các cô gái, một chiếc
cam nhông to phủ bạt. Đêm tối đen, các cành cây va vào bạt, không khí
căng thẳng đến mức dường như chúng tôi nghe tiếng đạn chạm vào, như
chúng tôi bị bắn... Trong chiến tranh, âm thanh, ngôn ngữ biến đổi. Ta nói