“NHỮNG CỦ KHOAI BÉ TÍ”
C
òn một cuộc chiến tranh khác: cuộc chiến tranh của những người du
kích và những người kháng chiến... Một không gian cô đơn mênh mông...
Bởi vì trong cuộc chiến tranh đó, người ta đòi hỏi ở con người những hy
sinh hai lần: không chỉ hy sinh cuộc sống của mình, mà cả của mẹ mình,
con mình, toàn bộ gia đình mình. Thường khi sự can đảm - cũng như sự
phản bội - chẳng có ai để làm chứng. Cũng như cuộc chiến tranh ấy không
hề biết đến đình chiến, cũng chẳng có luật lệ, không có bắt đầu, cũng không
có kết thúc. Không phải những binh đoàn đánh nhau - với những mặt trận
xác định rõ ràng, những sư đoàn, tiểu đoàn - mà là nhân dân: những người
du kích và những người kháng chiến. Và những người này chiến đấu mỗi
ngày, mỗi giờ, mỗi giây. Tolstoi gọi cái làn sóng nhiệt huyết có muôn vàn
khuôn mặt ấy là “chiếc dùi cui của lòng căm hận của nhân dân”, còn Hitler
thì than thở với các tướng lĩnh của y rằng “người Nga đánh nhau chẳng
theo quy ước nào cả.”
Tôi nhớ trong các làng Biélorussi, người ta không vui mừng ngày kỷ
niệm Chiến thắng. Người ta khóc. Người ta khóc nhiều. Người ta thở dài.
“Đấy là một thời kỳ kinh khủng. Tôi đã chôn tất cả người thân của tôi, tôi
đã chôn linh hồn tôi trong chiến tranh.” (V.G. Androssik, người kháng
chiến) Người ta bắt đầu nói nhỏ và cuối cùng, hầu như mọi người đều thét
lên.
“Mỗi người đều đối mặt với một lựa chọn. Nhưng có điều là sau khi đã
thực hiện lựa chọn đó, lại không thể tiếp tục sống. Không thể! Tôi đã chứng