nó hoảng hốt. Từ đó nó không bao giờ muốn bú nữa. Đúng vào hôm trước
ngày Chủ nhật Lễ Lá
. Tháng Tư, nắng rất đẹp. Tôi đọc trên tờ giấy tin
chồng tôi đã chết ở Ba Lan. Mộ anh ở gần Gdansk... Ngày 17 tháng Ba
1945... Một tờ giấy mỏng... Chúng tôi đã chờ chiến thắng, chồng chúng tôi
sẽ trở về... Các khu vườn đang nở hoa...
Sau cú sốc ấy, con gái tôi đau ốm lâu, cho đến ngày nó đi học. Chỉ cần
cánh cửa nhà đập hơi mạnh hoặc ai đó hét lớn là nó ốm. Đêm nào nó cũng
khóc. Tôi rất lo cho nó: suốt bảy năm, tôi không nhìn thấy mặt trời, mặt trời
không chói sáng cho tôi. Mắt tôi tối đen.
Người ta bảo chúng tôi: Chiến thắng rồi! Đàn ông bắt đầu trở về nhà.
Nhưng họ trở về ít hơn nhiều so với số chúng tôi gửi họ ra đi. Ít hơn một
nửa. Anh trai Youzik của tôi là người đầu tiên. Cụt tay, nhưng đúng là anh
ấy. Anh có một đứa con gái cùng tuổi con gái tôi. Bốn tuổi, rồi năm. Con
gái tôi sang chơi bên ấy. Nhưng một lần, nó chạy về, khóc ròng:
“Con không sang bên đó nữa đâu!
- Nhưng sao con khóc?
- Oletchka (tên cháu gái tôi) được bố nó ôm trên gối, bác ấy dỗ nó. Còn
con, con không có bố. Con chỉ có mỗi mình mẹ.”
Chúng tôi ôm nhau...
Chuyện đó kéo dài hai hay ba năm. Nó chạy về nhà và hỏi: “Con có thể
ngồi chơi trong nhà được không? Không thì nếu bố đến mà con đang ở
ngoài đường với bọn trẻ khác, bố sẽ không nhận ra con, vì bố chưa bao giờ
nhìn thấy con.” Tôi không thể bảo được nó ra đường gặp bọn trẻ con khác.
Nó ở suốt ngày trong nhà. Nó chờ bố. Nhưng bố nó chẳng bao giờ trở về...”
“Khi đi ra trận, chồng tôi đã khóc rất nhiều vì phải bỏ lại các con còn quá
nhỏ. Anh có một nỗi khổ mênh mông. Bọn trẻ con còn nhỏ đến nỗi chúng
chưa ý thức được chúng có một người cha. Nhất là những cậu con trai còn
bé tí. Đứa sau cùng tôi còn bế nó trên tay. Đột ngột, anh ôm lấy thằng bé và
siết rất chặt vào người. Tôi chạy theo sau anh. Người ta đã gọi: “Tất cả, vào