phương pháp tự sự bình thường. Những gì đã xảy ra trong những tác phẩm
hư cấu gần đây về chiến tranh Việt Nam, nói rõ ra, là cái cách câu chuyện
được kể đã trở nên cũng quan trọng như chính câu chuyện được kể. Các
nhà văn tìm cách kể cho chúng ta về cuộc chiến -- về những sự mơ hồ của
cả lịch sử lẫn đạo đức -- nhận ra chính họ cần những phương pháp luận
mới, những kỹ thuật tự sự mới để diễn tả những sự thật lịch sử mới. [4]
Thật vậy, những tác phẩm hư cấu sử dụng kỹ thuật tự sự theo truyền thống
hiện thực chủ nghĩa trước đây hầu hết đã chỉ diễn tả những cuộc chiến như
những bức tranh rõ ràng, vừa khít với cái khung lịch sử và ý thức mà tác
giả chọn và tin. Trong những bức tranh đó, hầu như lúc nào các ý niệm "ta"
và "địch", "chính" và "tà", "chân" và "ngụy", "đúng" và "sai", "tốt" và
"xấu" cũng được xác định ngay từ đầu, và tác giả vừa kể chuyện, vừa lồng
vào câu chuyện của mình những luận đề chính trị và đạo đức, rồi lần lượt
giải quyết những luận đề ấy theo một công thức nhất định nào đó.
Trong gần hai thập niên trở lại đây, một số nhà văn đương đại của Hoa Kỳ
đã nhận ra rằng không phải chỉ có một sự thật, mà có nhiều sự thật, về
chiến tranh Việt Nam và về bất cứ sự kiện nào xảy ra trong cuộc chiến ấy,
và họ nỗ lực tìm kiếm những bút pháp mới có khả năng diễn tả cái hiện
thực đa phương đa tầng của lịch sử và cái tâm cảm cực kỳ phức tạp của con
người trong cuộc chiến ấy.
*
Tiểu thuyết Paco s Story của Larry Heinemann, xuất bản năm 1986, đoạt
giải National Book Award năm 1987 và gây nhiều tranh luận về quan điểm
đạo đức và chính trị, là một trong những ví dụ thú vị về lối viết có khả năng
vượt qua những "chiến tuyến" để chạm đến những chiều sâu và những góc
cạnh ẩn mật của nội tâm con người trong chiến tranh.
Trước hết, để tránh cho chính mình và độc giả rơi vào lối mòn thẩm mỹ của
loại "truyện chiến tranh", và cũng để tránh bị bất cứ chiếc khung lịch sử
nào về "chiến tranh Việt Nam" choàng lên tác phẩm (dù tác giả vẫn lấy