chiến tranh Việt Nam làm bối cảnh tiểu thuyết), Heinemann đã khởi sự câu
chuyện như thế này:
Hãy bắt đầu với một điều nói thẳng, James à: Đây không phải là "truyện
chiến tranh". Vứt đi những "truyện chiến tranh" - một, hai, ba, vứt tuốt vào
trong bể hồ với tất cả những thứ rác rưởi nhếch nhác bọt bèo... [5]
Khởi sự như vậy, Heinemann bắt đầu câu chuyện của một giọng nói vô
danh kể cho một nhân vật tên James. Suốt cả tiểu thuyết, giọng nói không
bao giờ tự xưng danh tính, và James là ai cũng không hề được xác định.
Giọng nói đôi khi là hồn ma của một người lính Hoa Kỳ tử thương trong
một trận đánh kinh hoàng ở Việt Nam, đôi khi lại là hồn ma của tập thể Đại
Đội Alpha cùng chết trong trận ấy, đôi khi thậm chí có vẻ là giọng nói
chung của tất cả quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, đã chết trên
chiến trường hay còn sống đâu đó trên đất Mỹ. Giọng nói ấy kể liên tục,
nhưng thái độ kể, quan điểm của người kể và lối hành ngôn luôn luôn thay
đổi. Trong một câu văn ngắn, chúng ta có thể thấy cách nói nghiêm túc xen
lẫn với những tiếng lóng tục tĩu, những phương ngữ, và ngay cả những lối
diễn đạt như thơ. (Cách viết như thế nếu dịch ra Việt ngữ sẽ mất rất nhiều,
bởi thế tôi xin tạm trích một đoạn rất ngắn từ nguyên tác). Thử đọc:
And you stare at a couple hundred meters of shitty-ass marsh that no zip in
his right mind would try to cross, terraced rice paddy long gone to seed,
and a raggedy-assed, beat-to-shit woodline yonder. ... Well, you stare at all
that, and stare at it, until the moonlit, starlit image of weeds and reeds and
bamboo saplings and bubbling marsh slime bums itself into the back of
your head in the manner of Daguerre s first go with a camera obscura.
(tr.10)
Giọng nói ấy liên tục đổi vai để kể những câu chuyện chung quanh, nhưng
hiếm khi kể trực tiếp về nhân vật chính là Paco Sullivan, người lính duy
nhất sống sót sau trận đánh kinh hoàng ấy. Những chi tiết về trận đánh