CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 130

và gan góc trước mức độ chết chóc hủy diệt khủng khiếp cùng sự thuần
thục của những thao tác kỹ thuật bên những cỗ máy chiến tranh vay mượn
hay bố thí thành một thứ sản phẩm của “trí tuệ” thì chẳng có gì khó hiểu
khi, trước những “kỳ tích” kiểu Chân dép lốp mà đi vào vũ trụ (Tố Hữu),
chúng ta cũng có thể ngửng mặt lên kiêu hãnh, tự hào. Bất quá, nếu xem
cuộc chiến là một màn trình diễn, nếu xem thế giới là một “trường đấu
tranh” – “trường” đấu tranh của “ba dòng thác cách mạng” hay “ba thế
giới” - thì, qua màn trình diễn bằng súng đạn đến từ bên ngoài ấy, chúng ta
đã vụt trở thành một thứ... siêu sao trình diễn. Siêu sao trên sân khấu nóng
của cái hí trường băng giá mệnh danh Chiến tranh lạnh.
Những siêu sao mùa vụ thoáng nổi thoáng chìm của kỹ nghệ giải trí nào
cũng ôm ấp cái ảo tưởng rằng những gì mà kỹ nghệ quảng cáo thổi phồng
cho mình chính là thế giá thực sự của mình. Họ nhiễm thói quen làm tiêu
điểm của sự chú ý. Theo tinh thần ăn sẵn, họ thích được ca ngợi, thích được
bàn đến và sẵn lòng tạo điều kiện để được bàn đến, như những “fan-club”,
chẳng hạn. Họ nghiễm nhiên xem việc phục dịch mình là nghĩa vụ của kẻ
người khác. Họ bịt tai lại trước bất cứ lời phê bình hay chỉ trích nào. Và
như một thứ siêu sao thời chiến mà thế giá được vun bồi bằng những tính
toán chiến lược chia hai hay chia ba thế giới, chúng ta cũng hoang tưởng và
bệnh hoạn như thế. Hoang tưởng về thế giá của mình rằng, nhất định, sau
cuộc chiến ghê gớm ấy, thế giới hẳn phải sợ, phải e dè, phải tuân thủ, phải
phục dịch hay, ít ra, vẫn xem mình là “lương tri” nhân loại. Cứ nhớ, ngay
sau những năm chiến tranh kết thúc, giới lãnh đạo phía thắng đã kiêu ngạo
như thế nào với tâm lý “thắng hai đế quốc” để rồi lao đầu vào những mối
phiên lưu điên rồ khác? Cứ nhớ, họ đã kiêu ngạo với tâm lý thế giới phải
cần mình trước nỗ lực bình thường hóa quan hệ của người Mỹ để rồi, trong
nhiều năm sau đó, phải vất vả đôn đáo ngược xuôi chỉ để mua lại cái quyền
trả lời “Vâng” từng ngạo mạn bỏ qua

[6]

. Cứ nhớ, trong những ngày tàn

của cuộc chiến, những nhà lãnh đạo phía thua đã hết lời nguyền rủa “đồng
minh” như thế nào với cái tâm lý bị bỏ rơi hay bị phản bội. Và cứ nghĩ đến
cái tâm lý cho rằng cái sự chìa bàn tay giúp đỡ Việt Nam chính là bổn phận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.