thức cóp nhặt và ăn theo, cái mớ kiến thức “second-hand” vốn dĩ trở thành
một thứ vũ khí hiệu quả của phái chính thống trong những chiến dịch trấn
áp văn nghệ, trấn áp từ các tác giả thuộc phái Ðệ Tứ cho đến các tác giả
Nhân Văn – Giai Phẩm, cái sự thể mà, càng về sau, họ cố quên, cố tránh
không nhắc tới, vạn nhất có nhắc tới thì cũng nhắc tới trong tâm trạng “Trẻ
Nho già Lão”
. Thì, cứ cho là chúng ta phải học hỏi những “tinh hoa”
của phương Tây, tác giả đã quên bẵng đi rằng, trên thực tế, mấy thứ “tinh
hoa” mà ông Trường Chinh đã “học” và áp dụng trong cương vị lãnh tụ,
quên bẵng đi rằng mấy thứ vũ khí giáo điều kia, như một thứ “tinh hoa”, đã
đem lại những hậu quả như thế nào. Tôi không muốn sa đà vào những tranh
cãi chính trị vô bổ nhưng không thể không nhắc đến những chiến dịch “rèn
cán chỉnh quân” hay đấu tranh giai cấp ở nông thôn ở đầu hay nửa sau thập
niên 50, những sự thật rành rành mà những người cộng sản chính thống
Việt Nam không muốn nghe hết và cũng không muốn ra hết. Tại sao ông
Hoàng Tùng, từng là người thân cận của ông Trường Chinh, phải thừa nhận
rằng những ngày sau cách mạng tháng Tám 1945 là những ngày hoan hỉ
tưng bừng nhưng chiến thắng Ðiện Biên chỉ đem lại một bầu không khí dàu
dàu ảm đạm?
Tại sao, tại sao đến tận bây giờ, sau khi đã “khôi phục”
cho những tác giả Nhân Văn – Giai Phẩm, phái chính thống vẫn ngượng
ngùng, vẫn cố quên và hoàn toàn không có một lời nào để giải thích cho
thật rõ ràng, cho thật tường tận cái sự “khôi phục” đó? Ông Trần Thanh
Ðạm có vẻ tâm đắc khi sử dụng chữ “ba lăng nhăng” của Trường Chinh để
nói về những lý thuyết “rác rưởi” phương Tây, thế nhưng, cả ở những sự
thể thông thường nhất về thế giới Ðông – Tây hôm nay, sự hiểu biết của
ông ta cũng rất là... ba lăng nhăng. Quay về với phương Ðông nhưng Việt
Nam có phải là toàn bộ “phương Ðông” hay không? Chỉ tự bằng lòng với
mình hay tiếp tục quay về với Khổng Mạnh? Hay là, hiện đại hơn, quay về
“Ba đại diện” của cựu lãnh tụ họ Giang sau khi thuyết “Ba thế giới” của
Mao đã bị xếp xó? Nghe tác giả cả quyết rằng “những con người khôn
ngoan, lành mạnh phương Tây đang tìm về thế giới phương Ðông như
những nơi còn lưu giữ được môi trường thiên nhiên và văn hóa trong sạch”,