tái bản trong một ngày rất gần. Cách tốt nhất vẫn là đọc chính cuốn sách đó
cùng những bài phản bác, và tự mình đánh giá những đúng sai cho từng
nhận định.
Có ai nghĩ gì về sự tham dự của các học giả ở hải ngoại vào chương
trình WJC?
Khi chú trọng vào những học giả đến từ Việt Nam và nói lên nỗi phẫn nộ là
những người này sẽ bôi nhọ lịch sử cộng đồng, không mấy ai nói đến
những học giả khác mà chính những người này mới thật sự là thành phần
chiếm đa số tuyệt đối (21/25). Thỉnh thoảng có những mỉa mai dành cho
những học giả/nhà văn đến từ phía cộng đồng vì đã hợp tác với
UMass/WJC, làm như trường đại học này do Việt Cộng lập nên. Còn những
học giả Mỹ thì sao? Có gì bảo đảm là người Mỹ khi viết về cộng đồng sẽ
viết nhẹ tay hơn những người đến từ Việt Nam? Cộng đồng Việt Nam chắc
có nhiều kinh nghiệm về những phim ảnh, báo chí, sách vở viết về chiến
tranh Việt Nam đã nặng tay như thế nào khi trình bày những mặt tiêu cực
của người lính và xã hội miền Nam. Nói như vậy không có nghĩa là những
học giả Mỹ trong chương trình WJC đã hay sẽ viết một cách thiên lệch. Nói
chung, tôi không tin những nghiên cứu ở đại học Mỹ cho phép hoặc khuyến
khích tuyển viên thực hiện công trình của mình với một thái độ phản trí
thức như vậy. Tuy nhiên những nghiên cứu trong địa hạt nhân văn không
thể mang lại sự chính xác như của khoa học, những nhà nghiên cứu có thể
chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những nhận thức chủ quan của mình hay của
những học giả mà mình kính trọng. Do đó, nếu đã lo ngại về những công
trình của 4 người đến từ trong nước thì không thể không lo ngại về kết quả
nghiên cứu của những học giả Mỹ. Sự lo ngại này có thể xẩy ra ở bất cứ
nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào, và hoàn toàn không thể giải quyết bằng
một vụ kiện. Ðiều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự tham dự của
thành phần đông đảo đến từ phía cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Có ai nghĩ
gì về các đề tài nghiên cứu của họ cùng chất lượng nghiên cứu. Có ai nghĩ
rằng những đóng góp của họ có cân bằng được với những “bôi nhọ” của