chấp nhận Liên hiệp Pháp
. Tuy nhiên, cuối tháng 11, 1946, chiến tranh
khởi sự.
Cái tên Hồ Chí Minh vang dội tại trường đua Vel d’Hiv’, Paris, ngày 5
tháng 6, 1947. Các “đại biểu hải ngoại” họp mít-tinh tại đây với đề tài
“Liên hiệp Pháp lâm nguy”. Bởi vì ngoài cuộc tranh chấp Pháp-Việt, bấy
giờ lại thêm vụ đàn áp tại Madagascar. Lên tiếng trong cuộc mít-tinh này là
những người sẽ có những số phận khác nhau: tổng thống tương lai xứ Côte-
d’Ivoire Félix Houphouët-Boigny nhân danh Tập hợp Dân chủ Châu Phi
[Rassemblement démocratique africain] (bấy giờ liên kết với nhóm cộng
sản tại Quốc hội), nhà thơ Aimé Césaire nhân danh đảng Cộng sản Pháp,
chủ tịch tương lai Quốc hội Sénégal Lamine Gueye nhân danh đảng Xã hội
Pháp, một người Algérie được giới thiệu là “Ông Hoàng” [Chérif] đại diện
cho Tuyên ngôn Algérie [Manifeste algérien] của Ferhat Abbas...
Rất nhiều chứng từ xác nhận điều ấy: dân các xứ thuộc địa bấy giờ hướng
về các chiến khu Việt Minh, đã dám thách thức cường quốc giám hộ. Việt
Minh sẽ kháng cự nổi hay không trước sức mạnh vượt rất xa của đoàn quân
viễn chinh Pháp? Đấy cũng là mối quan tâm của của các sinh viên gốc các
xứ thuộc địa có mặt tại chính quốc.
Thời đó, người cộng sản có ảnh hưởng rất lớn trong các giới này. Tại các
xứ thuộc địa, kiểm duyệt và đàn áp không cho phép người ta công khai biểu
lộ tình đoàn kết. Một số văn bản của Tập hợp Dân chủ Châu Phi tại châu
Phi da đen hay của đảng Cộng sản Pháp tại Algérie minh bạch nói đến cuộc
tranh đấu của nhân dân Việt nam.
Năm 1949, nhà văn Maurice Genevoix đi khắp châu Phi. “Bất cứ nơi nào
tôi đến, ông viết, dù là Tunisie, Algérie, Maroc, Sénégal, Soudan, Guinée,
Côte-d’Ivoire hay Niger, đâu đâu cũng rõ ràng người ta đều tin chắc rằng
tầm quan trọng của các biến chuyển tại Đông Dương mang tính cách quyết
định. Về điểm này, yên lặng lại còn hùng hồn hơn là nói ra lời.”
Tại Bắc Phi, tiếng dội cũng không kém. Đầu năm 1949, một bộ trưởng của
Hồ Chí Minh, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, viết thư cho Abd El-Krim
đang tị nạn tại Le Caire, yêu cầu ông tung ra lời kêu gọi các binh lính gốc