năm 1950 quả quyết: Cuộc chiến hỏng rồi. Nước Pháp không còn đủ lực
lượng cần thiết để đối đầu khắp nơi. François Mitterrand cũng đã viết: cuộc
chiến tiến hành bên châu Á đe doạ nghiêm trọng “triển vọng bên châu Phi
của ta, triển vọng giá trị duy nhất
”.Thà cắt bỏ bộ phận châu Á trước
khi hoại thư ăn khắp cơ thể. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi cũng
chính nhóm Mendès-Mitterrand giải quyết vụ Đông Dương rồi cứ bám lấy
Algérie.
Thế nhưng những ý kiến này không được nghe theo: do đó mà có thảm hoạ
Điện Biên Phủ. Tiếng dội của nó tại các thuộc địa khác của Pháp như thế
nào? Tuy không có cuộc thăm dò dư luận đầy đủ nào, một số dấu hiệu cho
phép ta nghĩ rằng, nhiều nơi người ta thoả mãn, từ Alger đến Tananarive
qua Dakar. Ngày 11 tháng 5, 1954, bốn ngày sau chiến bại, Christian
Fouchet, chính khách đệ tử của De Gaulle, tiết lộ rằng nhiều người Pháp tại
Maroc nhận được thư nặc danh cảnh báo: “Casablanca sẽ là Điện Biên Phủ
thứ hai của các ngươi
.” Và những người quốc gia Algérie quyết định
đốc thúc việc chuẩn bị nổi dậy
Như thế Điện Biên Phủ không phải đã chỉ đi vào Lịch Sử hai nước - với
Pháp, như là biểu tượng cho sự ngoan cố lỗi thời dẫn đến một tai hoạ, với
Việt Nam, như là biểu tượng cho sự dành lại độc lập quốc gia. Khắp thế
giới, trận Điện Biên Phủ đã được đón nhận như một sự đoạn tuyệt, báo hiệu
nhiều cuộc tranh đấu khác. Mới vừa tan trong lòng chảo đất “Bắc Kì”, khói
súng đã thẩm thấu giải núi Aurès. Và không đầy một năm sau, tiếng dội ấy
đã đưa đến cuộc hội nghị tại Bandung
thế gian” [Les Damnés de la terre]
Năm 1962, nhà lãnh tụ quốc gia Algérie Ferhat Abbas viết: “Điện Biên Phủ
không phải đã chỉ là một chiến thắng quân sự. Trận chiến này vẫn là một
biểu tượng. Đó là trận Valmy của các dân tộc thuộc địa. Đó là sự khẳng
định của con người châu Á và châu Phi đối diện với con người châu Âu.
Đó là sự xác nhận nhân quyền trên quy mô thế giới. Tại Điện Biên Phủ,
Pháp đã mất đi cách bào chữa duy nhất cho sự hiện diện của mình, tức là
quyền của kẻ mạnh