Maghreb
có mặt tại Đông Dương. Nhà lãnh tụ cuộc chiến Rif
ứng ngay: “Chiến thắng của thực dân, dẫu ở đầu kia thế giới, cũng là chiến
bại cho chúng ta và là thất bại cho chính nghĩa của chúng ta. Tại bất cứ
nơi nào trên thế giới, chiến thắng của tự do cũng (...) báo hiệu độc lập của
chúng ta đã gần kề.”
Năm sau, đảng cộng sản Maroc, do Việt Minh bắt liên lạc qua đảng cộng
sản Pháp, phái sang giúp Hồ Chí Minh một thành viên Trung ương đảng,
Mohamed Ben Aomar Lahrach
. Ông này, người Maghreb gọi là “tướng
Maarouf” và người Việt Nam kêu là “Anh Ma”, sẽ đảm nhận thường xuyên
một chức vụ quan trọng, không ngừng kêu gọi các đồng bào của mình trong
đoàn quân viễn chinh đào ngũ hay thực hiện công tác giáo dục chủ nghĩa
Marx cho các tù binh hay hàng binh gốc Bắc Phi
Các thất bại liên tiếp của quân đội Pháp tại Đông Dương càng tăng gia ý
thức đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa. Tỉ như, chính công nhân bốc dỡ
tại các hải cảng Algérie (Oran, Alger), chứ không phải tại chính quốc, đã là
những người đầu tiên khước từ việc đưa lên tàu các chiến cụ gửi sang Đông
Dương. Các nhà lãnh đạo Pháp phân tích cứ liệu này. Đáp lại sự đoàn kết
của dân thuộc địa là sự đoàn kết của thực dân. Trong tác phẩm đã dẫn,
Maurice Genevoix kết luận: “Khi sợi dây sâu chuỗi đứt, hết viên ngọc này
đến viên ngọc kia đều rơi rụng: vấn đề của đế quốc chỉ là một.”
Với những kẻ ủng hộ nỗ lực chiến tranh, thêm vào nguyên tắc chống cộng
là ý chí củng cố Liên hiệp Pháp. Họ tin chắc chiến thắng sẽ lan truyền: biểu
dương sức mạnh ở Đông Dương để khỏi phải dùng đến sức mạnh ở nơi
khác... Cho nên Georges Bidault, người nhiều lần nắm chức bộ trưởng
ngoại giao, không ngớt quả quyết rằng Liên hiệp Pháp là “một khối”: hễ
đầu hàng ở một vùng tất sẽ khiến sụp đổ toàn bộ cơ cấu
. Nhớ tiếc Đảng
thuộc địa
ngày trước, những phần tử bảo thủ nhất rêu rao rằng duy
“phương pháp mạnh” mới bịt miệng được cái đám “quốc gia-giả hình bản
xứ”.
Ngược lại, một phần giới chính trị Pháp nghĩ rằng Đông Dương coi như
mất rồi và lo sợ tình thế lan truyền. Pierre Mendès-France ngay từ mùa thu